Với xu thế hội nhập toàn cầu trong những năm gần đây, nhiều học sinh, sinh viên, kể cả những người đã đi làm đều có nhu cầu trang bị cho mình một trong các chứng chỉ tiếng anh như một chiếc vé thông hành. Pearson Test of English (PTE) là một trong những chứng chỉ được lựa chọn phổ biến hiện nay. Vậy cấu trúc và cách tính điểm bài thi PTE như thế nào, cùng Phuong Nam Education tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Với xu thế hội nhập toàn cầu trong những năm gần đây, nhiều học sinh, sinh viên, kể cả những người đã đi làm đều có nhu cầu trang bị cho mình một trong các chứng chỉ tiếng anh như một chiếc vé thông hành. Pearson Test of English (PTE) là một trong những chứng chỉ được lựa chọn phổ biến hiện nay. Vậy cấu trúc và cách tính điểm bài thi PTE như thế nào, cùng Phuong Nam Education tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thông qua cách tính điểm bài thi PTE Speaking và thuật toán Person, kết luận đưa ra là:
Trong bài thi PTE Speaking, Read Aloud là phần khó nhất, quan trọng nhất và chiếm nhiều điểm nhất trong 5 phần. Cụ thể, phần Read Aloud chiếm 50% điểm Speaking và đóng 35% trong bài Reading. Do đó, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng phần thi Read Aloud để tăng điểm số cho bài thi PTE của mình. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 2 – 3 tiếng để ôn luyện phần Read Aloud, tùy thuộc vào trình độ hiện tại đạt mức nào.
Bài viết trên đã phân tích chi tiết cách tính điểm PTE Speaking và thuật toán của Person giúp thí sinh hiểu rõ hơn về bài thi này. Nếu có thắc mắc gì về Speaking cũng như cách tính điểm PTE Writing, cách tính điểm PTE Reading hay muốn tìm hiểu khóa luyện thi PTE thì có thể liên hệ ngay với PTE UNI để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Để tham khảo kế hoạch ôn thi chi tiết và kinh nghiệm luyện thi PTE thì bạn có thể tham khảo tại Group Cộng đồng luyện thi PTE chính thức dành cho người Việt trên Facebook. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bài viết của những thí sinh đạt 65+ hay 79+ PTE đã thể hiện tốt phần thi Read Aloud như thế nào nhé!
Trong bảng điểm trước đây của thầy Luke, các kỹ năng luôn đạt 90 điểm. Còn kết quả thi gần đây, kỹ năng Pronunciation đạt 90 điểm và Oral Fluency 88 điểm bởi thầy là người Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy Anh Ngữ. Trong khi đó, phần Speaking chỉ đạt mức 56 và điểm Reading là 58. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch điểm số này là gì?
Theo cách tính điểm PTE và thuật toán của Person, Read Aloud là phần thi duy nhất cộng điểm cho kỹ năng Reading. Theo đó, thầy Luke đã không thực hiện Read Aloud để kiểm tra và xác định phần này cộng bao nhiêu điểm trong bài thi PTE Speaking.
Kết quả thu được là phần Read Aloud chiếm gần 50% số điểm của bài thi PTE Speaking. Như vậy, bảng điểm Speaking được đánh giá trên thang 90 thay vì 100. Trong đó, phần Read Aloud chiếm 50% bài thi Speaking và cộng thêm 35% cho điểm Reading.
Giải thích cách tính điểm PTE Speaking
Phần đầu tiên trong đề thi PTE sẽ là phần kiểm tra đánh giá kỹ năng Nói và Viết trong khoảng thời gian từ 54 đến 67 phút. Phần thi Nói sẽ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ nói còn phần thi Viết sẽ đánh giá khả năng viết những đoạn văn đúng ngữ pháp và chính tả. Phần kiểm tra này có bảy dạng câu hỏi khác nhau từ lặp lại câu, trả lời các câu hỏi đến tóm tắt các đoạn văn mà bạn đã nghe.
Phần kiểm tra đọc thành tiếng của đề thi PTE
Miêu tả hình ảnh trong phần kiểm tra Nói và Viết của bài thi PTE
Lưu ý rằng ở phần kiểm tra kỹ năng Nói và Viết, bạn không cần phải dùng từ ngữ quá cao siêu, chỉ cần dùng đúng và phát âm rõ là được. Đặc biệt, nếu bạn không nói trong vòng ba giây, việc thu âm câu trả lời sẽ tự động chấm dứt và bạn chắc chắn sẽ bị mất điểm.
Phần kiểm tra kỹ năng Đọc trong đề thi PTE bao gồm năm loại câu hỏi khác nhau trong khoảng thời gian từ 29 – 30 phút.
Phần điền vào chỗ trống trong bài kiểm tra kỹ năng Đọc của đề thi PTE
Phần kiểm tra sắp xếp trật tự đoạn văn trong bài thi PTE
Ở phần kiểm tra kỹ năng Đọc, bạn cần lưu ý kiểm tra thời gian trên màn hình cũng như phân chia thời gian làm bài hợp lý. Bởi phần thi này sẽ không có thời gian cụ thể cho từng phần mà chỉ có thời gian chung cho phần này.
Phần kiểm tra kỹ năng Nghe trong đề thi PTE kéo dài trong khoảng 30 – 43 phút. Phần kiểm tra này sẽ bao gồm tám dạng câu hỏi và kiểm tra kỹ năng nghe của bạn thông qua một loạt các đoạn âm thanh và video với các ngữ cảnh khác nhau.
Bài kiểm tra phần kỹ năng Nghe trong bài thi PTE
Vì là phần kiểm tra Nghe nên sẽ có những đoạn âm thanh và video chỉ nghe được duy nhất một lần, do đó bạn cần tập trung lắng nghe để không bỏ lỡ thông tin trả lời.
Điểm bài thi PTE được chấm theo thang điểm từ 10-90 điểm và được tính dựa trên tổng điểm của tất cả các phần kiểm tra. Hai yếu tố đóng góp chính vào điểm PTE là điểm của các kỹ năng giao tiếp và điểm của các kỹ năng bổ trợ.
Điểm của các kỹ năng giao tiếp bao gồm Nói, Viết, Đọc và Nghe được dựa trên tất cả các phần kiểm tra đánh giá các kỹ năng này với thang điểm từ 10 - 90. Điểm của các kỹ năng bổ trợ bao gồm ngữ pháp, chính tả, phát âm, từ vựng, nói trôi chảy, cách hành văn,... Điểm các kỹ năng bổ trợ này dựa trên điểm của tất cả các phần kiểm tra với thang điểm từ 10-90 điểm.
Để hiểu rõ cách tính điểm bài thi PTE, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Một thí sinh đạt 84 điểm ngữ pháp, 80 điểm nói trôi chảy, 90 điểm phát âm, 90 điểm chính tả, 84 điểm từ vựng và 90 điểm trong bài luận viết. Tổng của 6 kỹ năng này là 518 (84 + 80 + 90 + 90 + 84 + 90) và trung bình là 518/6 = 86,3. Đây là điểm kỹ năng kỹ năng bổ trợ PTE của ứng viên này.
Thí sinh này đạt 88 điểm ở phần nghe, 90 điểm ở phần đọc, 90 điểm ở phần nói và 90 điểm ở phần viết. Điểm kỹ năng bổ trợ PTE sẽ là yếu tố thứ 5 ở đây. Do đó tổng điểm sẽ là 88 + 90 + 90 + 90 + 86,3 = 444,3. Trung bình điểm là 444,3 / 5 = 88,86. Khi mức điểm thi PTE trung bình trên 88 nó được làm tròn thành 90, vậy tổng điểm bài thi của thí sinh này sẽ là 90 điểm.
Với bài viết này, Phuong Nam Education hy vọng rằng bạn đã nắm được tất cả những thông tin cần thiết về cấu trúc đề thi PTE cũng như cách tính điểm bài thi PTE. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào, đừng ngần ngại liên hệ với Phuong Nam Education tại Hotline: 19007060 để được tư vấn chi tiết về kỳ thi này nhé!
Tags: PTE, kỳ thi PTE, PTE Academic, cấu trúc đề thi PTE, bài thi PTE, cách tính điểm thi PTE, Pearson Test of Language, tips thi PTE.
Nếu chưa biết cách tính điểm PTE Speaking thì những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn thông qua câu chuyện về quá trình thi của thầy Luke. Với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy tại đại học RMIT, câu chuyện gồm 5 phần của thầy sẽ giúp bạn biết cách tính điểm bài thi PTE Speaking cũng như thuật toán Person mà không phải ai cũng có thể hiểu rõ!
Global Scale English (GSE) là thang điểm đầu tiên của thế giới được đưa ra để đánh giá các bài thi tiếng Anh hiện nay. Các phần thi trong bài thi PTE được tính theo thang điểm 0 – 90. Tuy nhiên, hệ thống sẽ tự động cộng thêm cho mỗi phần thi PTE 10 điểm nên số điểm tối đa sẽ là 100, có lợi thế hơn so với các kỳ thi khác.
Cách tính điểm PTE Speaking sẽ giúp bạn hiểu rõ về mức độ quan trọng của từng phần thi.
Trong bài thi PTE, phần Speaking sẽ bao gồm 5 phần bao gồm:
Phần 1 – Read Aloud: Đầu tiên, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn một đoạn văn. Sau 35 giây chuẩn bị, bạn sẽ tiến hành đọc to thành tiếng để máy tính ghi nhận và đánh giá Oral Fluency (khả năng phát âm) cũng như Pronunciation (mức độ trôi chảy) của bạn.
Phần 2 – Repeat Sentence: Hệ thống sẽ phát ra một câu thoại dài khoảng 8 – 14 chữ. Sau khi nghe, bạn sẽ lặp lại câu thoại đó để hệ thống chấm điểm.
Phần 3 – Describe Image: Màn hình hiển thị một hình ảnh bất kỳ, sau 25 giây, bạn sẽ diễn tả lại chi tiết những gì mình quan sát được trong vòng 45 giây.
Phần 4 – Retell Lecture: Hệ thống phát ra một bài giảng bất kỳ, nhiệm vụ của bạn là kể lại những gì mình nghe được. Sau 10 giây chuẩn bị, bạn sẽ phải ghi chép lại nội dung đó trong vòng 40 giây.
Phần 5 – Short Answer Questions: Nhiệm vụ ở phần này là bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến kiến thức tổng quát để hệ thống đánh giá.
Theo cách tính điểm bài thi PTE Speaking cùng thuật toán Person, 5 phần thi này được đưa ra để hệ thống đánh giá năng lực của thí sinh dựa trên 3 yếu tố bao gồm Oral Fluency, Pronunciation và Content. Vậy phần thi nào quan trọng nhất? Phần nào chiếm nhiều điểm nhất trong bài thi PTE Speaking? Phần nào không cần chú trọng Content?