Việc theo dõi chiều cao, cân nặng, giúp cha mẹ nắm được quá trình phát triển của bé trong từng giai đoạn, từ đó có kế hoạch chăm sóc bé hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Momo Rabbit sẽ cung cấp bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-18 tháng tuổi chuẩn WHO, cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Việc theo dõi chiều cao, cân nặng, giúp cha mẹ nắm được quá trình phát triển của bé trong từng giai đoạn, từ đó có kế hoạch chăm sóc bé hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Momo Rabbit sẽ cung cấp bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-18 tháng tuổi chuẩn WHO, cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của trẻ căn cứ vào bảng cân nặng chuẩn của bé này:
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai từ 0-24 tháng tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai từ 2.5-10 tháng tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trai từ 11-18 tháng tuổi
Đối với trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi thì cần theo dõi sự phát triển của trẻ dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ. Còn với trẻ từ 5-18 tuổi, bạn cần tính chỉ số BMI để xác định sự phát triển của trẻ.
Công thức tính BMI cho trẻ từ 5 – 18 tuổi như sau:
Sau khi tính ra kết quả BMI, bạn cần đối chiếu thông tin dựa vào bảng kết quả. Tình trạng phát triển trên được xác định như sau:
Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho trẻ tính dựa theo chỉ số BMI:
Bạn không nên quá “ám ảnh” với những số liệu trong biểu đồ hoặc bảng tiêu chuẩn về cân nặng chiều cao của trẻ. Bởi vì, mỗi bé có một sự phát triển riêng. Và mọi chuyện sẽ ổn thôi miễn là bé vẫn đang phát triển ổn định và tỷ lệ thuận theo thời gian.
Để đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong việc đánh giá – quan sát sự tăng trưởng của con, đội ngũ Hello Bacsi đã phát triển phần mềm “Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em”. Việc sử dụng biểu đồ này sẽ giúp bạn đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ, biểu thị cho sự tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ dựa trên yếu tố bách phân vị do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Vậy còn chần chờ gì mà chưa trải nghiệm công cụ hữu ích này bạn nhỉ!
[embed-health-tool-child-growth-chart]
Như vậy là bạn đã biết đầy đủ về bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ. Bạn cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu. Dưới đây là những thông tin chung bạn cần phải nắm rõ:
Bạn có biết, ngoài gen di truyền, chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Khi trẻ được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi giai đoạn; nhất là canxi thì có thể cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường lại gây chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này; trong đó có chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có thể gây hại đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Lười vận động và hay thức khuya có thể gây ảnh hưởng đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.
Bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn các môn thể thao để giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây… Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy lại được cân nặng lý tưởng; và hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ.
Như vậy, bạn đã biết các cách theo dõi chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo WHO. Tuy nhiên, các số liệu chỉ mang tính chất theo khảo vì vóc dáng của mỗi bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000; trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.
Theo các chuyên gia nhi khoa, yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ.
Ngoài ra, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology).
Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.
Vào mỗi giai đoạn, bé sẽ có sự phát triển chiều cao, cân nặng khác biệt. Dưới đây là tiêu chuẩn tăng trưởng trung bình của trẻ em Việt Nam mà cha mẹ có thể tham khảo:
Thời điểm bé dưới 12 tháng tuổi cũng là lúc bé có tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Trẻ 4-5 tháng tuổi, cân nặng có thể tăng gấp đôi và khi bé được 1 tuổi, cân nặng sẽ tăng gấp 3 lần lúc mới sinh.
Giai đoạn từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Nếu được đáp ứng chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt, bé sẽ tăng thêm khoảng 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm trong năm tiếp theo.
Từ 0-2 tuổi là giai đoạn bé phát triển nhanh chóng và có những thay đổi rõ rệt nhất.
Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ giảm đi, chiều cao sẽ tăng từ 5-8cm/ năm cho đến khi dậy thì (trung bình khoảng 6,2cm/ năm). Đây chính là giai đoạn bé tăng trưởng thể chất ổn định nhất.
Đối với con trai, giai đoạn dậy thì từ 11 - 18 tuổi, con gái là từ 10 - 16 tuổi. Khi bước vào tuổi dậy thì, bé sẽ phát triển vượt trội về thể chất khi tăng được 8 - 12cm mỗi năm.
Sau tuổi dậy thì, chiều cao vẫn có thể tăng nhưng sẽ rất chậm và không đáng kể. Theo một số nghiên cứu, chiều cao của bé lúc 10 tuổi quyết định đến 80% chiều cao khi trưởng thành. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý trọng đến khẩu phần ăn và cách sinh hoạt của bé trong giai đoạn dậy thì để chiều cao được phát triển tối ưu nhất.