Địa chỉ: 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Địa chỉ: 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, trong giai đoạn 2016 đến nay, vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho đào tạo nghề, phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm cho các đối tượng là thanh niên tập trung chủ yếu vào 6 chương trình tín dụng lớn như: Chương trình tín dụng hộ nghèo; Chương trình tín dụng hộ cận nghèo; Chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo; Chương trình cho vay giải quyết việc làm; Chương trình tín dụng đối với vùng khó khăn; Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Tính đến ngày 28/2/2023, tổng dư nợ các chương trình đang thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua Đoàn Thanh niên quản lý đạt 41.778 tỷ đồng, chiếm 14,55% tổng dư nợ vốn ủy thác và chiếm 14,47% tổng dư nợ các chương trình với gần 25.000 tổ Tiết kiệm và vay vốn, và 952.000 khách hàng còn dư nợ.
Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho rằng, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, tạo việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho thanh niên.
Anh Vũ Đức Anh (xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) là một trong những thanh niên đã khởi nghiệp nhờ được hỗ trợ vốn tín dụng chính sách. Sau thời gian đi làm thuê xa nhà vất vả nhưng thu nhập thấp, cuối năm 2018, anh Đức Anh trở về quê và vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương với số tiền 200 triệu đồng để mua 800 con giống vịt, ngan.
Sau 6 tháng chăn thả, các con giống đã đẻ trứng, anh Đức Anh mua lò ấp để bán vịt, ngan giống cho người dân quanh vùng và bán ra thị trường. Cùng với đó, xung quanh hồ, anh trồng thêm mía, mít Thái không hạt, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Úc. Mô hình kinh tế này đã tạo nguồn doanh thu cho anh Đức Anh 300 triệu đồng/năm. Đến nay, ngoài việc tạo được việc làm thường xuyên cho lao động trong gia đình, anh còn tạo việc làm ổn định cho 4 hộ gia đình tại địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Hay như anh Nguyễn Ngọc Phú, chủ cơ sở muối ngào Ngọc Phú, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Anh Phú xuất thân từ gia đình trung nông, phải lao động từ nhỏ với nghề làm hồ, sau khi lớn lên đi làm ở nhiều nơi. Với khát vọng vươn lên làm giàu, năm 2021 anh trở về địa phương và được xã đoàn Mỹ Quý giới thiệu nguồn vốn vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, anh Phú vay 200 triệu đồng với thời hạn 48 tháng để mua 1 máy trộn muối, 1 chảo ngào muối và các trang thiết bị khác.
Qua quá trình sản xuất cơ sở đã có lãi, mang về doanh thu 200 triệu đồng/năm, ngoài việc trả nợ cho ngân hàng đúng theo phân kỳ thỏa thuận, phần lãi dư anh còn mua thêm được 1 máy trộn và 2 chảo ngào muối, tạo thêm được việc làm ổn định cho 4 lao động nhàn rỗi ở địa phương với mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, sản phẩm của anh được bán tại các chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh và một số địa phương khác.
1. Chính sách khen thưởng tuyển sinh
Nhà trường khen thưởng bằng hình thức cấp học bổng cho các sinh viên có điểm đầu vào tuyển sinh cao:
a) Đối với sinh viên chương trình đào tạo truyền thống: Sinh viên được Trường xét cấp một trong hai học bổng như sau:
- Học bổng bằng 100% học phí ở học kỳ đầu tiên cho sinh viên được tuyển thẳng thuộc đối tượng nêu ở mục 1.8.1 hoặc 1.8.2.
- Học bổng bằng 100% học phí ở học kỳ đầu tiên cho sinh viên có tổng điểm các môn thi THPT năm 2020 trong tổ hợp xét tuyển từ 26,00 trở lên (không cộng điểm ưu tiên) đối với mỗi chương trình. Số lượng sinh viên được hưởng: tối đa 5% tổng số sinh viên của mỗi chương trình.
b) Đối với sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến, PFIEV:
Sinh viên được Trường xét cấp một trong các học bổng sau đây:
- Học bổng mức A (bằng 100% học phí học kỳ đầu tiên): cấp cho tối đa 5% số sinh viên của mỗi chương trình, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Sinh viên được tuyển thẳng thuộc đối tượng ở mục 1.8.1 đến mục 1.8.2. Trường hợp số lượng vượt chỉ tiêu cấp học bổng, ưu tiên cho sinh viên có giải cao hơn.
+ Sinh viên có tổng điểm các môn thi THPT năm 2020 thuộc tổ hợp xét tuyển từ 26,00 trở lên (không kể điểm ưu tiên) hoặc sinh viên diện hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) có tổng điểm các môn thi THPT năm 2020 thuộc tổ hợp xét tuyển từ 24,00 trở lên (không kể điểm ưu tiên).
+ Sinh viên có điểm trung bình học tập THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 9,0 trở lên. Cấp cho 5% số sinh viên trúng tuyển mỗi ngành theo phương thức xét tuyển học bạ.
- Học bổng mức B (bằng 50% học phí học kỳ đầu tiên): cấp cho tối đa 5% số sinh viên của mỗi chương trình, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Sinh viên đủ điều kiện nhận học bổng mức A nhưng không được nhận học bổng mức A (do số lượng vượt quá 5% số lượng sinh viên của chương trình).
+ Sinh viên tuyển thẳng thuộc đối tượng mục 1.8.3 hoặc sinh viên diện hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) có tổng điểm các môn thi THPT thuộc tổ hợp xét tuyển từ 22,00 trở lên (không kể điểm ưu tiên). Trường hợp số lượng vượt chỉ tiêu, ưu tiên cho sinh viên có tổng điểm các môn thi THPT thuộc tổ hợp xét tuyển cao hơn.
- Học bổng mức C (bằng 25% học phí học kỳ đầu tiên): cấp cho tối đa 10% số sinh viên của mỗi chương trình, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Sinh viên đủ điều kiện nhận học bổng mức A, mức B nhưng không được nhận học bổng (do số lượng vượt quá 10% số lượng sinh viên của chương trình).
+ Sinh viên được xét tuyển theo đề án tuyển sinh thuộc đối tượng 1 đến đối tượng 5 (mục 1.5.1) hoặc sinh viên diện hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) có tổng điểm các môn thi THPT thuộc tổ hợp xét tuyển từ 20,00 trở lên (không kể điểm ưu tiên). Trường hợp số lượng vượt chỉ tiêu, ưu tiên cho sinh viên có tổng điểm các môn thi THPT thuộc tổ hợp xét tuyển cao hơn.
2. Chính sách học bổng khuyến học
Sau mỗi học kỳ, căn cứ trên kết quả học tập và điểm rèn luyện, sinh viên sẽ được xét nhận học bổng khuyến học theo Quy định về xét, cấp học bổng và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên đại học chính quy theo quy định hiện hành của Trường.
Sinh viên thuộc diện được khen thưởng nêu ở mục 1.11.1 (Đề án tuyển sinh) sẽ được ưu tiên:
- Khi xét ở ký túc xá của Trường.
- Khi xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học;
- Khi xét chọn đi học nước ngoài theo chương trình trao đổi sinh viên;
- Học bổng do cá nhân/tổ chức tài trợ cho sinh viên có thành tích học tập Xuất sắc và kết quả rèn luyện Tốt.
4. Chính sách miễn giảm học phí
- Trường thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc diện được hưởng theo quy định của Nhà nước:
5. Chính sách hỗ trợ sinh viên thuộc gia đình nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt
- Trợ cấp xã hội theo tháng/ học kỳ cho sinh viên thuộc gia đình hộ nghèo;
- Ưu tiên trong việc xét nhận học bổng do các cá nhân/ tổ chức tài trợ;
Ngoài ra, đối với sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc chương trình tiên tiến, Nhà trường có các chính sách hỗ trợ theo qui định của Trường, cụ thể như sau:
+ Sinh viên mô côi cả cha lẫn mẹ hoặc thuộc gia đình hộ nghèo: được Trường hỗ trợ 100% lãi suất vay phục vụ học tập tại “Quỹ tín dụng đào tạo” của Ngân hàng chính sách xã hội trong thời gian khóa học ở Trường;
+ Sinh viên thuộc gia đình hộ cận nghèo hoặc gia đình gặp khó khăn về tài chính: được Trường hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng phục vụ học tập trong thời gian khóa học ở Trường.
Thời gian qua, từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đã có thêm nguồn lực để khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đắk Lắk hiện có 494.537 thanh niên (chiếm khoảng 25,8% dân số toàn tỉnh), trong đó có 78.853 đoàn viên đang sinh hoạt. Các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm.
Là đơn vị nhận ủy thác, tổ chức đoàn thanh niên đã phát huy vai trò "cầu nối" đưa vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đến với thanh niên. Theo đó, hằng năm, đoàn thanh niên tiến hành rà soát, thẩm định, bình chọn đúng đối tượng, trong đó ưu tiên đoàn viên, thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo vay vốn; tập trung tổ chức tập huấn, lồng ghép kiến thức về khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên để phát triển mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững. Đồng thời, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích; các tổ tiết kiệm và vay vốn đôn đốc những trường hợp vay vốn trả lãi và gốc theo định kỳ.
Những năm qua, Đoàn xã Ea M'droh (huyện Cư M’gar) luôn chủ động phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện triển khai thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ các nội dung ký kết với Ngân hàng CSXH huyện, Đoàn xã Ea M'droh thường xuyên triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đối tượng thụ hưởng; hướng dẫn tổ tiết kiệm và vay vốn và các thành viên về thủ tục vay vốn. Hiện nay, Đoàn Thanh niên xã Ea M'droh đang quản lý dư nợ hơn 8 tỷ đồng, với 192 hộ vay. Những hộ được tiếp nhận vốn vay đã tích cực phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhằm thoát nghèo bền vững.
Trước đây, gia đình anh Tằng Văn Hếnh (thôn Đồng Giao, xã Ea M'droh) thuộc diện hộ nghèo do đất sản xuất ít, công việc không ổn định. Thông qua các buổi họp thôn, anh biết đến nguồn vốn vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện. Năm 2015, anh Hếnh đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế. Lần lượt các năm 2018 và 2023, anh tiếp tục vay thêm 40 triệu đồng và 50 triệu đồng mua đất, đầu tư trồng mới cà phê. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, vườn cà phê của gia đình anh được chăm sóc đúng kỹ thuật, đủ phân bón, nước tưới nên cho năng suất, thu nhập cao, giúp anh vươn lên thoát nghèo.
Cũng được hưởng lợi từ vốn ủy thác qua đoàn thanh niên là anh Y Âu Hđơk (buôn Năc, xã Ea Bông, huyện Krông Ana). Thông qua các buổi sinh hoạt, anh được Đoàn xã Ea Bông tư vấn, hỗ trợ tiếp cận các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH. Năm 2023, gia đình anh vay 30 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản. Từ 2 con bò mẹ ban đầu, đến nay đàn bò của gia đình anh có 4 con, trong đó có 3 con chuẩn bị sinh sản. Anh Y Âu cho biết, mỗi con bê bán được khoảng 5 triệu đồng, với đà này thì chỉ năm sau là trả hết khoản vay 30 triệu đồng của ngân hàng, cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn nhiều. Anh dự kiến tiếp tục vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH triển khai thực hiện tốt những nội dung ủy thác, thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng dư nợ do đoàn thanh niên quản lý đạt gần 1.455 tỷ đồng, với 32.168 hộ vay vốn (tăng 121 tỷ đồng so với cuối 2023). Toàn tỉnh hiện có 771 tổ tiết kiệm và vay vốn thanh niên, trong đó có 754 tổ xếp loại tốt (chiếm tỷ lệ 97,8%), 12 tổ khá, 5 tổ trung bình và không có tổ loại yếu. Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã có nhiều thanh niên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lực lượng đoàn viên, thanh niên tại địa phương.
Mỗi năm tỷ lệ thanh niên bước vào tuổi lao động cao nên công tác đào tạo nghề, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên luôn được Nhà nước quan tâm, dành nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có chính sách ưu đãi về tín dụng.