Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông
Các nghiên cứu từ xưa đã chỉ ra rằng phương pháp khám đông y xuất phát từ nền y học phương Đông. Ngày nay, Đông y được dùng giống như Y Học Cổ Truyền để chỉ nền y học xuất phát từ Việt Nam và Trung Quốc để phân biệt với Tây y.
Nền Y Học Cổ Truyền, còn gọi nôm na là Đông y có nhiều bài thuốc được lưu truyền của nhiều dân tộc, trong đó các phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn trong chữa trị bệnh.
Có thể nói, tính độc đáo nhất của Đông y nằm ở cách sử dụng thuốc. Phương pháp Y Học Cổ Truyền hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, dựa trên dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp với nhau thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên từng ca bệnh cụ thể.
Chẩn đoán Đông y sử dụng các phương pháp bao gồm:
Hiện nay các phòng khám đông y thường vận dụng phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp trong điều trị bệnh. Trong đó, việc châm cứu cho bệnh nhân dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể.
Hệ thống huyệt và đường kinh mạch có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể. Người thầy thuốc sẽ dựa trên nguyên lý này để điều trị, các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì sẽ thực hiện can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan để hỗ trợ nếu cần thiết.
Điểm khác biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể sử dụng những phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, mặc dù trong thời đại ngày nay, liệu pháp châm cứu được sử dụng như một cách để gây giảm cảm giác (gây tê) trong một số phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).
Khám đông y thường áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh
Theo Y học cổ truyền, bệnh rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Huyễn vựng là chứng bệnh làm cho đầu váng, mắt hoa, trời đất quay cuồng như ngồi trên chiếc xuồng, đứng dậy không vững, sợ ngã...
Theo đó, cần chú ý chế độ sinh hoạt ăn uống:
Ngoài ra, có một số món ăn tốt trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình:
Chữa u bã đậu bằng Đông y là lựa chọn của rất nhiều người bệnh với mong muốn có thể loại bỏ được khối u khó chịu này mà không cần phải mổ. U bã đậu là một dạng u lành tính phổ biến, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu phát triển nhanh về kích thước sẽ gây vướng víu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt. Đặc biệt nếu tạo thành ổ viêm, u sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau… dẫn tới hoại tử. Do đó nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chữa u bã đậu bằng đông y là phương pháp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tiêu u bướu, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên thuốc Đông y thường phù hợp với các trường hợp u bã đậu kích thước nhỏ.
Trầm cảm là căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay. Để điều trị trầm cảm, bên cạnh việc tự điều chỉnh tâm lý, nhiều bệnh nhân cần dùng thuốc để hỗ trợ làm giảm căng thẳng, u uất, lo lắng.
Các bài thuốc Đông y chữa trầm cảm:
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, luyện tập giúp bệnh nhân thư giãn tinh thần, cải thiện bệnh trầm cảm.
Dưới đây là một số mặt bệnh, chứng bệnh có thể được chữa trị hiệu quả bằng Đông y:
Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ, do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, tạo ra một áp lực âm.
Việc ngủ ngáy không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh khi ngủ cùng, mà nó còn thể hiện những điều rất đáng lo ngại về sức khỏe của người ngủ ngáy.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của ngủ ngáy là do sự bế tắc của đường hô hấp trên bởi mắc bệnh dị ứng, amidan quá to, viêm mũi, viêm họng gây nên. Để chữa trị chứng bệnh này cần phải thông huyết, tiêu viêm.
Một số cách có thể điều trị bệnh ngáy ngủ:
Viêm amidan có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Đông y gọi viêm amidan là nhũ nga. Nguyên nhân do ăn uống, sinh hoạt không giữ gìn, nóng lạnh đột ngột hoặc phong tà, hàn tà, dịch độc thời khí xâm phạm vào hầu họng gây viêm.
Viêm amidan cấp tính được chia làm: thể nhẹ và thể nặng
Người bệnh có biểu hiện sốt, nhức đầu, amidan sưng đỏ, họng đau, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác. Phương pháp chữa là sơ phong, thanh nhiệt, tân lương giải biểu. Dùng một trong các bài:
Bài 1: bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kim ngân hoa 16g, cát cánh 6g, xạ can 6g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bồ công anh 16g, sơn đậu căn 12g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
Bài 2: Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, bạc hà 5g, huyền sâm 16g, đạm trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 5g, cát cánh 6g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
Người bệnh viêm amidan thể nặng tính có biểu hiện sốt cao, miệng khô, tuyến amidan sưng to, loét hoặc hóa mủ, họng đau nhiều, không dám ăn, hạch nổi ở dưới hàm, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác hữu lực.
Phương pháp chữa là thanh nhiệt giải độc ở phế vị, hoạt huyết, bài nùng (trừ mủ). Dùng một trong các bài:
Bài 1: kim ngân hoa 20g, xạ can 8g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, tang bạch bì 12g, cam thảo đất 16g, thạch cao 20g. Thạch cao sắc trước 10 phút trước khi cho các vị thuốc khác. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phức phương lượng cách thang gia giảm: thạch cao sống (sắc trước) 40g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, cát cánh 8g, đạm trúc diệp 12g, chi tử 12g, huyền sâm 16g, bạc hà (cho sau) 4g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Người bệnh có biểu hiện amidan hay tái phát, miệng khô hơi đau, hôi; ho khan, sốt nhẹ, người yếu mệt mỏi, chân tay đau mỏi, tiểu tiện vàng ít..., mạch hư nhược. Dùng một trong các bài:
Bài 1: sinh địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, huyền sâm 12g, xạ can 6g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 10g, địa cốt bì 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.
Bài 2: liên kiều 8g, hoàng kỳ 24g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, trần bì 8g, đương quy 10g, đảng sâm 16g, hạnh nhân 10g, hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng Đông – Tây y kết hợp mang lại cơ hội điều trị bệnh trĩ không phải phẫu thuật, giảm đau đớn cho các bệnh nhân, ít gây biến chứng.
Phương pháp sử dụng thuốc tiêm PG-60 trực tiếp vào búi trĩ làm teo, co nhỏ lại. Đồng thời kết hợp với các bài thuốc y học cổ truyền làm búi trĩ co lên, tăng cường bảo vệ thành mạch, kết hợp nhuận trường.
Đặc biệt, với phương pháp này có thể điều trị bệnh trĩ từ độ 1 đến độ 3. Thời gian điều trị ngắn, thông thường bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, độ 1 chỉ mất từ 1-2 tuần là khỏi, dài nhất từ 3-4 tuần. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn đi làm, sinh hoạt bình thường mà không phải nằm điều trị tại bệnh viện.
Xem thêm bài viết: Tất tần tật về bệnh trĩ - Cẩm nang cho người bệnh