Đại học Giang Nam (Jiangnan University) gọi tắt là "Giang Đại", tọa lạc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, là trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Bộ Giáo dục và Chính quyền Nhân dân tỉnh Giang Tô cùng xây dựng
Đại học Giang Nam (Jiangnan University) gọi tắt là "Giang Đại", tọa lạc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, là trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Bộ Giáo dục và Chính quyền Nhân dân tỉnh Giang Tô cùng xây dựng
Với chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế, sinh viên của chuyên ngành này sẽ có nền tảng ngôn ngữ tiếng Trung vững chắc, trình độ văn học cao và nắm vững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn học Trung Quốc.
Đồng thời sinh viên được trang bị khả năng cảm nhận văn học mạnh mẽ, khả năng đọc hiểu các văn bản cổ điển, khả năng thẩm mỹ, đánh giá cùng với khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ qua văn bản và lời nói. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị thêm khả năng xử lý thông tin văn bản trên máy tính và kỹ năng giao tiếp, giao lưu giữa các cá nhân.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục Quốc tế Tiếng Trung có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài, giảng dạy ngữ văn tại các trường tiểu học và trung học, các cơ sở giáo dục trong nước.
Họ cũng có thể làm công việc biên tập truyền thông mới tại các doanh nghiệp và cơ quan xuất bản, cũng như làm việc trong các lĩnh vực ngoại giao, đối ngoại, ngoại thương, giao lưu văn hóa Trung Quốc và nước ngoài, báo chí và các công việc khác yêu cầu năng lực tiếng Trung và ngoại ngữ.
Chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ Quốc tế là một môn học chuyên ngành đại học trong hệ thống giáo dục bậc cao, thuộc chuyên ngành Văn học Trung Quốc.
Chuyên ngành Giáo dục Quốc tế Tiếng Trung chủ yếu đào tạo cho sinh viên có những kiến thức cơ bản và kỹ năng cơ bản về giáo dục quốc tế tiếng Trung, cùng với kiến thức song ngữ tiếng Trung và tiếng Anh (ngoại ngữ) và khả năng ứng dụng thực tế. Nhằm giảng dạy tiếng Trung quốc tế và quảng bá tiếng Trung quốc tế hoặc làm việc trong các cơ quan liên quan trong và ngoài nước và các doanh nghiệp văn hóa để thực hiện giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và nước ngoài, cũng như thực hiện các công việc văn thư liên quan.
Chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ quốc tế luôn được rất nhiều học sinh lựa chọn theo học và du học tại Trung Quốc. Để biết thêm thông tin về chuyên ngành này và các suất học bổng có liên quan, bạn vui lòng liên hệ theo hotline: 0345955066 - 0373.928.536 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn, HDV đưa đoàn khởi hành đi Cảnh Đức Trấn – nơi đây được mệnh danh là “Thủ Đô gốm xứ” (mất khoảng 2.5 tiếng )
Quý khách tham quan Bảo tàng Cảnh Đức Trấn – là Bảo tàng lò nung góm Hoàng Gia, một bảo tàng độc đáo vinh danh giá trị lịch sử truyền thống dắc sắc với kiến trúc vòm ấn tượng do các kiến trúc sư của Studio Zhu – PeiArchitectual Design thiết kế được chính thức khánh thành, thì các giá trị tinh hoa gốm cổ Trung Hoa đã được tôn vinh trang trọng và xứng đáng.
(Thứ 2 bế quản sẽ đổi sang tham quan: Trung tâm nghệ thuận Nam Xương – DACIWAN)
Xưởng Gốm Xứ Từ Hải Quan Dao – thánh địa gốm xứ, bạn có thể tận mắt chứng kiến toàn bộ quy trình làm gốm xứ hiện đại, cảm nhận sức hút văn hóa gốm xứ, được nghe các câu chuyện liên quan đến gốm xứ, tự tay chọn cho mình một món đồ mua về làm kỷ niệm .
Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng, Sau đó đoàn đáp chuyến tàu cao tốc về Vũ Hán, Khoảng 6h đoàn về tới Vũ Hán dùng cơm tối tại nhà hàng.
Tiếp Tục, Xe và HDV đưa Quý khách Ngắm Hoàng Hạc Lầu, Cầu Trường Giang về đêm.
Quý khách dạo Phố Đi Bộ Giang Hán – là phố đi bộ dài nhất ở Trung Quốc, đồng thời được dân bản địa phong tặng danh hiệu “thiên hạ đệ nhất phố đi bộ”. Phố nằm ở khu trung tâm Hán Khẩu của thành phố Vũ Hán.
Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng và nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Hiện nay nhiều người dùng sai từ Hán - Việt vì không hiểu nghĩa của chúng chứ không phải vì không biết chữ Hán. Chúng ta chỉ cần biết nghĩa chứ không cần biết mặt chữ Hán của những từ Hán - Việt (từ Việt gốc Hán). Chương trình học hiện nay vốn đã nặng nề, dạy thêm chữ Hán lại càng thêm nặng nề. Do vậy, để học sinh hiểu sâu sắc hơn tiếng Việt chỉ cần dạy từ Hán - Việt.
Hãy dạy những gì để người Việt không mắc những lỗi do thiếu hiểu biết về từ Hán - Việt.
1. Dạy những từ cơ bản, thường dùng trong đời sống và những từ có trong sách giáo khoa trung học.
2. Hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán - Việt với yếu tố thuần Việt thường dẫn tới hiểu lầm nghĩa. Cần đặc biệt chú ý dạy nghĩa của lớp từ này.
Ví dụ: yếu, cứu vừa là từ Hán - Việt vừa là từ thuần Việt. Ấy vậy nên "yếu nhân" hiểu lầm là người yếu, còn "yếu điểm" là điểm yếu, nhược điểm, "cứu cánh" được hiểu là cứu vớt, cứu giúp. Từ Hán - Việt "yếu" có nghĩa là "quan trọng" (nghĩa này có trong chính yếu, cơ yếu, cần yếu, trích yếu, kỷ yếu, thiết yếu, yếu địa, yếu lĩnh, cốt yếu, thứ yếu...). Còn "cứu cánh" là "mục đích cuối cùng".
Có rất nhiều từ gần âm, do không hiểu nghĩa nên dễ dùng chệch sang một từ gần âm khác quen dùng: nhậm chức → nhận chức, kiểm sát → kiểm soát, tinh túy → tinh tú, ưu đãi → chiêu đãi, huy hiệu → danh hiệu, tham quan → thăm quan (hằng ngày chàng đội lốt gấu đi đi lại lại, làm một số trò cho khách thăm quan).
3. Ðặc biệt cần lưu ý những hiện tượng liên quan tới trật tự từ.
a. Không thấy tầm quan trọng của trật tự các yếu tố trong từ Hán - Việt nên có những cách hiểu mơ hồ, lầm lẫn ở nhiều người, kể cả những người cầm bút: nhân văn/ văn nhân, nhân tình/ tình nhân, thân nhân/ nhân thân, chính quốc/ quốc chính, công nhân/nhân công (ví dụ: Sáu đối tượng bị bắt tại chỗ trong số gần cả trăm nhân công tháo chạy tán loạn). Nhân công là "sức người" sao lại có thể tháo chạy được? Quốc đảo/đảo quốc (ví dụ: "Philippines, Indonesia là hai quốc đảo", lẽ ra "... là hai đảo quốc").
Những công việc cấp thiết cần làm
1. Nếu coi việc giảng dạy từ Hán-Việt là quan trọng và cấp thiết thì Bộ GD-ĐT không nên xây dựng những chương trình, những dự án cấp “quốc gia”, cấp “nhà nước” với những “hội đồng” này nọ đứng đầu là các nhà quản lý, theo kinh nghiệm sẽ lãng phí rất nhiều tiền của và thời gian, mà chất lượng sẽ không bằng dăm ba chuyên gia thực thụ soạn thảo đề cương rồi tổ chức cuộc thi viết sách dạy từ Hán - Việt cấp trung học. Như vậy sẽ có bộ sách giáo khoa tốt, có thể dạy kết hợp trong chương trình ngữ văn tăng cường.
2. Chỉnh lý, bổ sung những từ điển công cụ đã có về từ Hán - Việt và viết thêm những sách mới.
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, năm 1992, ghi rằng
đều là "người làm chứng". Thật ra chỉ
(thường cho những sự kiện lớn, "những chứng nhân lịch sử"), còn
Hầu như hiện nay mọi người đều dùng "nhân chứng" để chỉ "người làm chứng". Phải chăng vì
b. Khi nhập vào tiếng Việt, nhiều từ Hán - Việt được hiểu theo lối dùng thuần Việt dẫn tới khác trật tự tiếng Hán gốc. Ví dụ: nếu như tiếng Việt là thời tiền sử (thời kỳ chưa có sử), tiền khởi nghĩa (trước khởi nghĩa), tiền tư bản (trước chủ nghĩa tư bản) thì tiếng Hán là sử tiền, khởi nghĩa chi tiền, tư bản chủ nghĩa dĩ tiền.
Từ đây cần đặc biệt quan tâm tới những hiện tượng chuyển nghĩa, biến đổi của từ Hán - Việt. Chẳng hạn, từ những cách hiểu "dân gian", nhiều từ Hán - Việt biến đổi theo cái lý nào đó và nay được coi là chuẩn: chúng cư → chung cư, trú sở → trụ sở, thống kế → thống kê... (hàng loạt từ có yếu tố kế chỉ công cụ đo đạc: điện kế, nhiệt kế, áp kế, vôn kế, lực kế...).
Nhà cao tầng, hươu cao cổ là những từ thuần Việt, nhưng cách cấu tạo lại phỏng theo trật tự Hán - Việt: cao ốc, cao lâu (nhà có gác cao), cao đường (nhà lớn).
4. Cần dạy những thành ngữ, tục ngữ cơ bản gốc Hán, vì có quá nhiều người hiểu chúng rất lơ mơ: an nhiên tự tại (thư thái, không có điều gì lo phiền), bách bộ xuyên dương (Dưỡng Do Cơ thời Chiến quốc có tài bắn cung, cách trăm bước vẫn trăm phát trăm trúng lá liễu được chọn), bách niên giai lão (trăm tuổi đều già = lời chúc sống trọn đời bên nhau), ý tại ngôn ngoại (lời bên ngoài còn ý ở bên trong), xập xí xập ngầu (đọc theo âm Quảng Ðông của thành ngữ Hán thập tứ thập ngũ = lèm nhèm trong tính toán, bớt xén của người khác), vô kế khả thi (không cách gì giải quyết), ưu thời mẫn thế (ưu = lo, mẫn = thương xót, lo lắng đau lòng trước sự đời và thời cuộc), trầm tư mặc tưởng (trầm = chìm, mặc = im lặng, lặng lẽ tập trung suy nghĩ), nhất tự thiên kim (một chữ đáng ngàn vàng = văn chương tuyệt hay)...