Gu Ăn Mặc Của Gen Z

Gu Ăn Mặc Của Gen Z

Thư viện số 3 Quang Trung đã chính thức được khai trương vào ngày 15-5-2023 để hòa vào không gian chung trong tổng thể 3 thư viện của Đại học Duy Tân phục vụ tối đa công tác tra cứu, học tập của giảng viên và sinh viên Duy Tân.

Thư viện số 3 Quang Trung đã chính thức được khai trương vào ngày 15-5-2023 để hòa vào không gian chung trong tổng thể 3 thư viện của Đại học Duy Tân phục vụ tối đa công tác tra cứu, học tập của giảng viên và sinh viên Duy Tân.

Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với thế hệ Generation Z

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của thế hệ Gen Z, với những tác động sâu rộng đến cách họ giao tiếp, học tập và giải trí.

Giao tiếp và mối quan hệ xã hội: Mạng xã hội tạo điều kiện cho Gen Z Việt Nam kết nối với bạn bè và gia đình, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc giảm thiểu giao tiếp trực tiếp và có thể ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp không gian mạng.

Học tập và thông tin: Mạng xã hội là nguồn thông tin khổng lồ, giúp Gen Z cập nhật tin tức, thông tin học thuật và xu hướng công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra thách thức trong việc phân biệt thông tin chính xác và tin giả.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Sự phụ thuộc vào mạng xã hội có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và cảm giác không hài lòng với bản thân. Áp lực từ việc so sánh với người khác trên mạng xã hội cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Ảnh hưởng đến hành vi và thái độ: Mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của giới trẻ, từ việc hình thành ý kiến cá nhân cho đến việc quyết định mua sắm.

Sự phát triển của bản sắc cá nhân: Gen Z Việt Nam sử dụng mạng xã hội để thể hiện bản thân và khám phá sở thích cá nhân, nhưng cũng phải đối mặt với áp lực về hình ảnh hoàn hảo và danh tiếng trực tuyến.

Mạng xã hội có một ảnh hưởng đáng kể và đa chiều đối với Gen Z tại Việt Nam, từ việc hỗ trợ học tập và giao tiếp cho đến việc tạo ra các thách thức về sức khỏe tâm thần và xã hội.

Doanh nghiệp và genZ nên làm gì để hiểu nhau hơn?

Để hợp tác hiệu quả với Gen Z, doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, xu hướng của thế hệ này, sử dụng ngôn ngữ, phương tiện truyền thông phù hợp, xây dựng sự tin tưởng và cam kết, tạo môi trường linh hoạt, đổi mới, không gian giao tiếp và phản hồi ngay lập tức. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp và Gen Z tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, mang lại hiệu quả khi làm việc cùng nhau.

Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hơn về thế hệ Gen Z, những giá trị, sở thích và cách thức tương tác của họ với thế giới. Không nên nghe những định kiến chưa tốt về thế hệ này mà có những góc nhìn chung chung hay hơi hướng tiêu cực. Theo đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng các tài nguyên trực tuyến, tổ chức các cuộc thảo luận với các thành viên của Gen Z để nắm được thông tin và hiểu rõ hơn về họ.

Thế hệ Gen Z sử dụng công nghệ để tương tác và kết nối với người khác. Doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng ngôn ngữ, phương tiện truyền thông phù hợp khi tương tác với gen Z để thu hút và giữ chân họ.

Làm sao để doanh nghiệp tiếp cận đến đối tượng khách hàng là Gen Z?

Với tư cách là người tiêu dùng, hành vi của Gen Z phản ánh giá trị của họ, và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới kỹ thuật số. Thế hệ này khám phá và đánh giá một loạt các lựa chọn trước khi quyết định chọn một sản phẩm. Ngoài ra, họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi các đề xuất của người dùng thực tế hơn là bởi sự chứng thực của những người nổi tiếng.

Gen Z sẽ sớm trở thành nhóm người tiêu dùng lớn nhất, các thương hiệu muốn có một phần cơ hội này sẽ cần phải hiểu xu hướng và kỳ vọng của họ.

Tạo cơ hội cho GenZ thể hiện bản thân

Gen Z là thế hệ có nhiều ý tưởng và tư duy sáng tạo, họ muốn được thể hiện bản thân và đóng góp cho công ty. Bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ quan trọng, khuyến khích đưa ra ý kiến, đồng thời lắng nghe phản hồi, ý tưởng của họ, doanh nghiệp có thể tạo ra sự tương tác, kết nối tích cực với thế hệ này.

Cung cấp cho GenZ sự hỗ trợ và hướng dẫn

Gen Z có thể rất tự tin và độc lập, nhưng họ vẫn cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn. Doanh nghiệp cần cung cấp cho Gen Z sự hỗ trợ về mặt kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm để họ có cơ hội để phát triển và trở thành những người đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp, xã hội.

Thế hệ Gen Z rất quan tâm đến tính đa dạng và tôn trọng người khác. Các doanh nghiệp cần tôn trọng, đáp ứng các giá trị và nhu cầu của thế hệ này, đồng thời tạo ra môi trường làm việc đa dạng và chấp nhận sự khác biệt, bởi thế hệ này thoải mái hơn khi chia sẻ về giới tính, sở thích hay tình yêu của bản thân.

Những điểm khác biệt giữa gen Z và gen Y, gen X

Sử dụng một cách tự nhiên và thành thạo

Tìm kiếm tính linh hoạt và sự đa dạng

Tìm kiếm tính cạnh tranh và có ý nghĩa

Tìm kiếm tính ổn định và sự nghiệp vững chắc

Thích làm việc với mục tiêu và có ý nghĩa

Linh hoạt và khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa dạng

Độc lập, sáng tạo nhưng ít sự chủ động hơn so với các gen sau

Được giáo dục về tình dục và giới tính một cách rõ ràng hơn

Thế hệ sống trong thời kỳ có nhiều thay đổi về công nghệ, chính trị và văn hóa.

Gen X được xem là thế hệ giữa Baby Boomers và Gen Y, với nhiều đặc điểm của cả hai thế hệ, nhưng cũng có những đặc điểm riêng độc đáo

Nguồn gốc của thế hệ Generation Z

Thuật ngữ Gen Z lần đầu xuất hiện vào tháng 9 năm 2000 trên tờ Adage (Thời đại quảng cáo), sau này được sử dụng phổ biến vào Marketing, đây được xem là một trong những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của các thương hiệu, nhãn hàng.

Bằng cách phân khúc khách hàng thành những nhóm nhân khẩu học khác nhau như Gen Z, Millennials - Gen Y, Baby Boomers - Gen X, các nhà nghiên cứu thị trường sẽ có thể nhanh chóng hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, từ đó có thể cá nhân hóa các sản phẩm/ dịch vụ sao cho phù hợp.

Gen Z là thế hệ được sinh ra khi thế giới kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ và bùng nổ nhất, với sự phổ biến của internet cùng các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng. Thế hệ Z được tiếp xúc sớm với công nghệ, đặc biệt là sự xuất hiện của Metaverse, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain,...

Nhờ vào việc tiếp xúc sớm và đa dạng với công nghệ, thế hệ này có xu hướng sáng tạo, đổi mới trong việc sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Họ cũng có khả năng sử dụng công nghệ để kết nối và truyền tải thông điệp của mình đến cộng đồng toàn cầu thông qua các mạng xã hội, các công cụ truyền thông kỹ thuật số khác.

Thế hệ Gen Z thường được xem là thế hệ luôn tạo ra xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang, âm nhạc, văn hóa, công nghệ,... Điều này phần lớn do cách họ tiếp cận và sử dụng công nghệ, đồng thời cũng do tư duy đa dạng, sáng tạo trong cách suy nghĩ và hành động.

Thế hệ gen Z có khả năng tạo ra các trào lưu, thay đổi phong cách và ảnh hưởng đến các xu hướng trên mạng xã hội, đặc biệt phải kể đến như Tiktok, Facebook. Và khi gen Z có sự tác động của các thần tượng trên thế giới như BlackPink, BTS, Taylor Swift,... sự ảnh hưởng văn hóa, thời trang, kết nối, giao tiếp, cảm hứng, lòng tin,... càng trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn nữa.

Không thể phủ thế hệ Z có tư duy đa dạng và không bị giới hạn, họ có khả năng tìm kiếm, sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến để học hỏi và phát triển các kỹ năng mới. Họ tạo ra những nội dung sáng tạo, độc đáo trên các mạng xã hội như Tiktok, Facebook,... với nguồn năng lượng tích cực, xây dựng một môi trường giải trí nhiều năng lượng, truyền tải những thông điệp đúng đắn và được lan tỏa mạnh mẽ.

Với sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng tài chính, thế hệ Gen Z giờ đây đã có thể tiếp cận các công cụ tài chính cũng như các nguồn thông tin liên quan đến tài chính dễ dàng và nhanh chóng hơn. Họ có xu hướng đầu tư, tiết kiệm một cách thông minh, sử dụng công cụ để quản lý và theo dõi các khoản đầu tư của mình, đồng thời tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận. Họ cũng có thể đầu tư vào các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao như các quỹ đầu tư chứng khoán để tăng trưởng tài sản.

Thế hệ Gen Z thường được xem là thế hệ có tính cởi mở và đón nhận sự thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội, công nghệ. Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số cùng các mạng xã hội, thế hệ Gen Z đã trở thành những người tiên phong trong việc chấp nhận, sử dụng, ứng dụng các công nghệ mới. Họ cũng tôn trọng sự khác biệt, bao gồm đa dạng về giới tính, chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Họ có thái độ tích cực, sẵn sàng thích nghi với các thay đổi, có khả năng tìm kiếm và tận dụng những cơ hội mới trong cuộc sống.

Quan điểm của Thế hệ Z cũng đã được định hình bởi các môi trường có trước tác động như biến đổi khí hậu, các hình thức khủng bố, cuộc suy thoái kinh tế. Đây có thể là nguồn cảm hứng để họ hướng đến các hoạt động tích cực.

Thế hệ Z đã được lớn lên trong môi trường giáo dục cạnh tranh nhất và họ đã quen với việc phản hồi ngay lập tức để có thể cải thiện. Tại nơi làm việc, bản chất cạnh tranh của thế hệ Z có thể được kết hợp với mong muốn được công nhận trong công việc. Chính vì vậy, họ đề cao những kỳ vọng rõ ràng về cách đạt được thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.