Intel Sẽ Đầu Tư Thêm 1 Tỉ Usd Vào Việt Nam

Intel Sẽ Đầu Tư Thêm 1 Tỉ Usd Vào Việt Nam

Bên trong nhà máy Intel Products Vietnam - Ảnh: QUANG MINH

Bên trong nhà máy Intel Products Vietnam - Ảnh: QUANG MINH

Nhà máy lớn nhất ở Việt Nam, sẽ tiếp tục đầu tư

* Intel đã đầu tư trên 1,5 tỉ USD, liệu có kế hoạch nào khác không, thưa ông?

- Tôi rất tự hào chia sẻ nhà máy Intel Products Vietnam hiện giờ là nhà máy lớn nhất trong bốn nhà máy về mảng lắp ráp và kiểm định.

Năm 2022 đã đánh dấu và khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam với Intel và cả tầm quan trọng của Intel với Việt Nam. Kết quả hiệu suất và hiệu quả như vậy đã củng cố thêm nhu cầu tiếp tục đầu tư thêm tại Việt Nam của chúng tôi.

Đến cuối 2021, chúng tôi đã đầu tư 1,5 tỉ USD. Chúng tôi muốn tiếp tục đầu tư và đây chắc chắn là điều Intel sẽ thực hiện.

* Liệu có khả năng nhà máy Intel ở Việt Nam sẽ được nâng cấp chức năng để tham gia nhiều công đoạn hơn nữa trong quá trình sản xuất chip không?

- Hiện tại, nhà máy Việt Nam đang sản xuất vi xử lý thế hệ 13 Raptor Lake và vi xử lý thế hệ tiếp theo Meteor Lake và chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu về lắp ráp, kiểm định. Đây là một con số vô cùng đáng kể.

Do đó, kế hoạch hiện tại của chúng tôi chủ yếu vẫn tiếp tục tập trung vào đóng gói và kiểm định. Tôi nghĩ là chúng ta không nên đánh giá thấp vai trò của việc đóng gói và kiểm định. Khi so sánh với thế hệ trước, quá trình sản xuất vi xử lý Meteor Lake phức tạp hơn rất nhiều.

Với mô hình và phiên bản mới của chip Meteor Lake phức tạp như thế, do vậy đòi hỏi quy trình lắp ráp và kiểm định cũng phức tạp hơn. Kéo theo công nghệ liên quan đến đóng gói và kiểm định cũng sẽ cần được liên tục nâng cấp và làm mới.

Như việc đóng gói, chúng tôi thực hiện với đơn vị tính bằng micron nên đòi hỏi độ chính xác rất cao. Các kỹ sư của chúng tôi cũng cần phải có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề mới phát sinh ngay lập tức.

Đây là những thách thức thật sự khi nhìn vào phân tích dữ liệu và trí tuệ AI, công nghiệp 4.0 hay sản xuất 4.0 đều đòi hỏi phải liên tục nâng cấp và đầu tư để đảm bảo kết quả và chất lượng ngày một cao hơn.

Khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng"... Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn.

Hiện đại hóa hỗ trợ doanh nghiệp

* Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam ở thời điểm Intel vừa đến so với hiện tại?

- 17 năm trước, khi đó Chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là ban lãnh đạo TP.HCM, đã có tầm nhìn rất tốt về tương lai khi thuyết phục Intel đến và đầu tư tại đây.

Chúng tôi là nhà đầu tư công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam và Chính phủ đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều về quy trình hành chính. Tôi nghĩ sự có mặt của Intel cũng đã giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghệ cao khác trong 17 năm qua.

* Nhiều nước đang cạnh tranh mạnh hút đầu tư công nghệ cao. Theo ông, Việt Nam cần cải thiện điều gì để hút những nhà đầu tư lớn như Intel?

- Để thu hút thêm nhà đầu tư, tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam nên xem xét lại các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay, nhất là thuế suất ưu đãi. Các quốc gia đang thu hút nhiều vốn FDI khác như Philippines, Malaysia, Indonesia... cũng tương tự.

Các quốc gia này và cả Việt Nam trước giờ đều tập trung vào việc sử dụng các chương trình về thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy các tin tức về việc Mỹ, châu Âu, Nhật và Ấn Độ làm mới những chương trình ưu đãi dành cho doanh nghiệp đang được chia sẻ rộng rãi.

Chẳng hạn, đạo luật chip của Mỹ và châu Âu vừa được thông qua gần đây là những minh chứng rõ nét nhất cho việc chính phủ các nước đưa ra những chương trình hỗ trợ để thu hút các công ty công nghệ cao và các nhà sản xuất chất bán dẫn.

Việc hiện đại hóa các chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là một hành động thiết yếu mà Chính phủ Việt Nam cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp, bên cạnh lợi thế về chi phí lao động và sự ổn định về chính trị.

Thứ hai, khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng". Tất cả các quy trình thủ tục hành chính đều được tinh gọn lại và chúng tôi có thể đi vào thực hiện các kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng.

Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn. Hiện tại, các thủ tục phê duyệt được chia ra cho nhiều bộ ngành phụ trách. Vì vậy, chúng tôi cũng đã trao đổi với Chính phủ rất nhiều và mong rằng có thể nhận được thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ để có thể tinh gọn các quy trình, thủ tục hành chính. Không chỉ để duy trì số lượng các doanh nghiệp FDI hiện có, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong tương lai.

Tôi cũng xin ghi nhận Chính phủ Việt Nam cũng như TP.HCM đã và đang làm những gì có thể để hỗ trợ thêm cho các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là ưu đãi cho thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong 4 năm tôi công tác tại đây, chỉ riêng cách chúng ta vượt qua kỳ đại dịch COVID-19 cũng đã chứng minh rất rõ khi Chính phủ tập trung và quyết tâm giải quyết một vấn đề, chắc chắn kết quả đạt được sẽ vô cùng ấn tượng. Vì vậy, tôi rất lạc quan vào thời gian sắp tới khi Việt Nam giải quyết những vấn đề mà tôi vừa nhắc đến.

Việt Nam có thành trung tâm sản xuất chip của khu vực?

* Có một số nhận định về việc Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip của khu vực, ông đánh giá thế nào?

- Tôi nghĩ Việt Nam hiện nay đã tiến rất xa. Không chỉ mỗi Intel, mà các công ty đa quốc gia khác đang hiện diện tại đây.

Theo thời gian, tôi nghĩ số lượng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Lúc này, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết những vấn đề mà tôi đã nói trước đó: những ưu đãi từ Chính phủ, tinh giản các thủ tục hành chính. Mô hình hiện tại mà các công ty đang hướng đến cần khả năng chống chịu tốt và cân bằng về mặt địa lý.

Ngày nay, mọi quốc gia, mọi ngóc ngách trên thế giới đều cần đến chất bán dẫn. Do vậy, mỗi quốc gia nên tập trung vào một lĩnh vực chuyên biệt để tối đa hóa ưu điểm nhằm tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

Bắc Ninh và Samsung Display vừa ký bản ghi nhớ phát triển dự án màn hình, linh kiện điện tử trị giá 1,8 tỷ USD chiều 22/9.

Việc ký và trao biên bản ghi nhớ phát triển dự án giữa UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty Samsung Display nằm trong khuôn khổ hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024 của tỉnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Loan cùng nhiều lãnh đạo, tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao cũng dự sự kiện chiều 22/9.

Dự án 1,8 tỷ USD của Samsung Display (SDV) để sản xuất màn hình, linh kiện điện tử sẽ nằm tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư vào thủ phủ công nghiệp miền Bắc từ năm 2008. Hiện tại, bên cạnh SDV, tập đoàn này còn có công ty Samsung Electronics Vietnam (SEV) cũng đặt nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh.

Nửa đầu năm nay, nhà máy SDV tại Bắc Ninh đạt doanh thu 6,8 tỷ USD và lợi nhuận 283,6 triệu USD. SEV ghi nhận doanh thu hơn 8,2 tỷ USD, lãi trên 692 triệu USD.

Chủ tịch Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn trao Biên bản ghi nhớ về đầu tư dự án cho lãnh đạo Samsung Display. Ảnh: Báo Bắc Ninh

Samsung hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, với 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP HCM có tổng vốn hơn 22 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư ở Bắc Ninh chiếm khoảng một nửa.

Tại hội nghị hôm nay, tỉnh Bắc Ninh trao quyết định chủ trương, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ, thỏa thuận nguyên tắc cho loạt dự án trên địa bàn với tổng vốn 5,5 tỷ USD (đã gồm dự án của SDV). Một số ông lớn nước ngoài khác cũng tăng thêm vốn đầu tư vào Bắc Ninh đợt này như Tập đoàn Foxconn, GoerTek - nhà cung cấp sản phẩm âm thanh cho Apple.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng trao quyết định phê duyệt Quy hoạch Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh. Theo đó, Bắc Ninh mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, cũng như trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc và là một trong những cực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với thủ đô Hà Nội

Đến năm 2050, Bắc Ninh thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế. Đồng thời, địa phương này trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới.

Mới đây, trên fanpage cá nhân, ông Đỗ Cao Bảo, một trong những nhà sáng lập Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT), đã chia sẻ quan điểm xung quanh câu chuyện Intel hủy kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam vào cuối năm 2023.

Ông Đỗ Cao Bảo cho biết, thời điểm đó, nhiều người tỏ ra tiếc nuối, thậm chí chỉ trích việc Việt Nam "để vuột mất cơ hội vàng" này. Một số còn cho rằng nguyên nhân là do tình trạng thiếu điện và sự quan liêu từ phía chính phủ. Có người đã lấy ví dụ từ Malaysia, Đức, Ba Lan, và Israel, những quốc gia vẫn tiếp tục được Intel đầu tư, để làm đối chứng với Việt Nam.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo của FPT đã đưa ra một góc nhìn khác. Ông dẫn chứng rằng vào ngày 17/9 vừa qua, các tờ báo nổi tiếng như Fortune, Independent và nhiều nguồn tin khác đã đưa tin Intel quyết định trì hoãn dự án xây dựng nhà máy bán dẫn ở Đức và Ba Lan ít nhất 2 năm. Quyết định này được xem như một "đòn giáng mạnh" vào chính phủ Đức và Ba Lan, vì họ đã đặt rất nhiều kỳ vọng và đã trợ cấp đáng kể cho các dự án này.

Cụ thể, Intel đã gác lại kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 30 tỷ USD, khiến chính phủ Đức rơi vào trạng thái rạn nứt và hoảng loạn, bởi đã cam kết tài trợ hàng tỷ USD cho Intel. Chính phủ Ba Lan cũng rơi vào tình cảnh tương tự sau khi đã chi 1,8 tỷ USD để hỗ trợ Intel xây dựng nhà máy bán dẫn ở Wroclaw.

Không chỉ có Đức và Ba Lan, trước đó vào ngày 13/6, Intel cũng thông báo hủy dự án xây dựng nhà máy bán dẫn tại Israel trị giá 25 tỷ USD, bất chấp việc dự án đã được tiến hành và Intel đã nhận được khoản tài trợ lên đến 3,2 tỷ USD từ chính phủ Israel.

Ngày 4/9, Intel tiếp tục ra quyết định tạm dừng một phần dự án nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip ở Malaysia, đặt hơn 2.000 công nhân của Intel ở Malaysia vào nguy cơ mất việc. Mặc dù số tiền chính phủ Malaysia tài trợ cho Intel không được tiết lộ, nhưng thủ tướng Malaysia đã từng tuyên bố rằng chính phủ đầu tư 107 tỷ USD vào việc phát triển công nghiệp bán dẫn.

Chưa dừng lại ở đó, vào ngày 22/7, Intel cũng quyết định hủy đầu tư nhà máy bán dẫn ở Italy và cơ sở nghiên cứu R&D ở Pháp, khiến nhiều người bất ngờ.

Trước những khoản tài trợ hàng tỷ USD mà chính phủ Đức, Ba Lan, và Israel đã dành cho Intel để thu hút đầu tư, ông Đỗ Cao Bảo đặt câu hỏi: "Phải chăng “quan liêu” của Việt Nam chính là vì không chịu tài trợ cho Intel hàng tỷ USD như Đức, Ba Lan và Israel?"

Ông kết luận rằng, trái với nhận định "quan liêu", Việt Nam thực sự đã có một quyết định tỉnh táo khi không vội vàng chi hàng tỷ USD để thu hút đầu tư từ Intel.