Nếu có thắc mắc, gọi ngay cho LuatVietnam theo số
Nếu có thắc mắc, gọi ngay cho LuatVietnam theo số
Người nộp thuế thu nhập cá nhân gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú nhưng chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh.
Nói cách khác, đối với cá nhân không cư trú thì chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công là sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất 20% thu nhập chịu thuế.
Cá nhân được miễn thuế TNCN khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống
1. Cá nhân cư trú có thu nhập không đạt ngưỡng quy định
Khi tính thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân cư trú được chia thành 02 trường hợp:
- Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên;
- Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
1.1. Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Theo khoản 1 Điều 7, khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không có người phụ thuộc không phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công ≤ 11 triệu đồng/tháng.
Thu nhập này đã trừ các khoản sau:
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
- Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…
Cụ thể, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên không đạt ngưỡng thu nhập chịu thuế sau đây thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
1.2. Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng/không ký hợp đồng lao động không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức 10% thu nhập trước khi trả nếu có:
- Tổng mức trả thu nhập dưới 02 triệu đồng/lần; hoặc
- Tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng là thu nhập duy nhất từ tiền lương, tiền công và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN).
Cụ thể, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng/không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả.
Tức là, cá nhân không ký hợp đồng lao động/ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp đủ điều kiện làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN.
2. Cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân
Điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
2. Miễn thuế đối với các trường hợp sau đây:
b) Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.
Ngoài ra điểm d khoản 1 Điều 51 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về trường hợp người nộp thuế được miễn thuế TNCN như sau:
1. Các trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế:
d) Thuế thu nhập cá nhân: cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.
Như vậy, cá nhân được miễn thuế TNCN khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống.
Thu nhập tính thuế không phải tổng thu nhập mà người lao động nhận được.
Cả người nước ngoài và người bản xứ đều phải đóng thuế thu nhập tại Đức đối với thu nhập và tài sản trong nước và trên toàn thế giới của họ. Cùng tìm hiểu cách khai thuế thu nhập cá nhân tại Đức để tránh phạm luật khi sống tại quốc gia này nhé.
Nếu bạn là cư dân ở Đức, bạn phải trả thuế thu nhập trên thu nhập ở Đức và trên toàn thế giới - bất kể bạn có phải là người nước ngoài hay không.
Các quy tắc chỉ khác nhau nếu bạn không phải là cư dân Đức; trong trường hợp này, bạn sẽ vẫn phải trả thuế thu nhập, nhưng chỉ đối với thu nhập bạn kiếm được ở Đức.
Không ai được miễn nộp thuế ở Đức nếu thu nhập của họ vượt quá mức trợ cấp cá nhân được miễn thuế, nhưng một số người có thể nhận thêm phụ cấp và giảm thuế.
Ví dụ, một số người khuyết tật có thể nhận được những ưu đãi như giảm thuế ô tô, trợ cấp chăm sóc của nhà nước và bảo vệ đặc biệt chống sa thải - tất cả điều này sẽ giúp giảm hóa đơn thuế của họ.
Người lao động đã nghỉ hưu ở Đức cũng phải trả thuế nếu thu nhập từ trợ cấp hưu trí ở Đức của họ vượt quá mức trợ cấp cá nhân.
Người lao động có việc làm ở Đức phải chịu thuế tiền lương và do đó không cần phải nộp tờ khai thuế, nhưng nhiều người vẫn làm với hy vọng nhận được tiền hoàn lại. Bắt buộc phải nộp tờ khai thuế nếu:
- Bạn đang tự kinh doanh ở Đức;
- Bạn có nhiều hơn một nguồn thu nhập;
- Một số thu nhập được nhận từ nước ngoài;
- Bạn đã ly hôn và bạn hoặc người yêu cũ của bạn tái hôn trong cùng một năm;
- Bạn đã nhận được các khoản phúc lợi của Đức như trợ cấp nuôi con, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản hoặc trợ cấp thất nghiệp;
Mọi đối tượng chịu thuế thu nhập của Đức đều phải khai thuế thu nhập hàng năm.
Bạn phải nộp nó cho văn phòng thuế địa phương của bạn. Thành phố bạn đăng ký sẽ có thể cung cấp thêm thông tin về văn phòng thuế địa phương mà bạn cần báo cáo thuế của mình.
2 Cách khai thuế thu nhập cá nhân tại Đức
Người lao động có việc làm không phải khai thuế trừ khi họ nhận được thu nhập từ các nguồn khác với hình thức làm việc chính của họ.
Thuế tiền lương được tính từ tiền lương của người lao động đang làm việc, có nghĩa là thu nhập của họ bị đánh thuế tự động - điều tương tự cũng xảy ra đối với các khoản đóng góp xã hội cho các loại bảo hiểm bắt buộc.
Tuy nhiên, người lao động tự do phải nộp tờ khai thuế hàng năm.
Tờ khai thuế thu nhập của Đức sẽ đến hạn sau khi kết thúc năm tính thuế, giống như năm dương lịch.
Tờ khai thuế của bạn sẽ đến hạn sau khi năm thuế kết thúc; thời hạn bình thường là ngày 31 tháng 7. Ví dụ, bạn phải nộp tờ khai năm 2019 trước ngày 31 tháng 7 năm 2020.
Nếu bản khai thuế của bạn do chuyên viên thuế chuẩn bị, bản khai thuế sẽ đến hạn vào ngày 31 tháng 12. Hai đến sáu tháng sau khi nộp tờ khai, bạn sẽ nhận được ấn định thuế từ cơ quan thuế.
Đây là tài liệu nêu chi tiết liệu bạn có nên mong đợi được hoàn lại tiền hay không, nếu bạn còn nợ, số tiền đó sẽ được thanh toán trực tiếp vào ngân hàng của bạn.
Nếu bạn nợ thuế, bạn sẽ có bốn tuần để trả.
Các biểu mẫu thuế thu nhập ở Đức:
Bạn có thể hoàn thành việc kê khai thuế tại Đức trên giấy hoặc trực tuyến bằng phần mềm của Văn phòng thuế trung ương liên bang.
Mọi người nộp tờ khai thuế sẽ cần phải điền vào biểu mẫu thuế chung (Mantelbogen ). Có một số biểu mẫu bổ sung mà bạn có thể phải điền vào, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn.
Để nộp hồ sơ trực tuyến, bạn có thể truy cập trang web Mein ELSTER (tiếng Đức) để gửi hồ sơ vào năm 2020.
Nếu bạn cần thêm trợ giúp, cũng có một số biểu mẫu giải thích trực tuyến (tiếng Đức) để nộp hồ sơ và máy in trực tuyến.
3 Trợ cấp và khấu trừ thuế cá nhân ở Đức