Ở Làng gốm Thanh Hà Hội An, tất cả các quy trình sản xuất đều được thực hiện thủ công hoàn toàn, tạo nên sự khác biệt so với những làng gốm khác trên cả nước. Du khách đến đây không thể bỏ lỡ những hoạt động thú vị. * Tham quan Công viên đất nung Thanh Hà: Công viên gốm lớn nhất Việt Nam với diện tích gần 6000m2, nơi trưng bày và giới thiệu các sản phẩm gốm từ xưa đến nay. Công viên này còn sở hữh bộ sưu tập mô hình của hàng trăm công trình kiến trúc nổi tiếng bằng gốm, như tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, Nhà Trắng, Chùa Một Cột, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. * Tận hưởng không gian cổ kính của làng gốm trên 500 tuổi: Làng gốm Thanh Hà đã tồn tại từ thế kỷ 15 và được biết đến với lịch sử lâu dài và sự phát triển của nghề gốm. Du khách có cơ hội nghe giới thiệu về lịch sử và tham gia các hoạt động truyền thống của làng gốm. * Chiêm ngưỡng kỹ thuật điêu luyện: Tại làng gốm Thanh Hà, đất sét là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng quá trình tạo hình gốm từ đất sét thô đến sản phẩm hoàn thiện, được thực hiện bởi những nghệ nhân tài hoa một cách đầy nghệ thuật. Các sản phẩm gốm rất đa dạng, từ các chậu hoa, bức tượng, đến vật dùng trong nhà và các món đồ trang trí nghệ thuật. * Tạo ra tác phẩm gốm riêng: Trải nghiệm thú vị nhất là tự tay tạo ra các tác phẩm gốm của riêng mình dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Sau khi hoàn thành, du khách có thể mang về những sản phẩmnày về làm quà cho người thân yêu nữua đấy nhé!
Ở Làng gốm Thanh Hà Hội An, tất cả các quy trình sản xuất đều được thực hiện thủ công hoàn toàn, tạo nên sự khác biệt so với những làng gốm khác trên cả nước. Du khách đến đây không thể bỏ lỡ những hoạt động thú vị. * Tham quan Công viên đất nung Thanh Hà: Công viên gốm lớn nhất Việt Nam với diện tích gần 6000m2, nơi trưng bày và giới thiệu các sản phẩm gốm từ xưa đến nay. Công viên này còn sở hữh bộ sưu tập mô hình của hàng trăm công trình kiến trúc nổi tiếng bằng gốm, như tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, Nhà Trắng, Chùa Một Cột, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. * Tận hưởng không gian cổ kính của làng gốm trên 500 tuổi: Làng gốm Thanh Hà đã tồn tại từ thế kỷ 15 và được biết đến với lịch sử lâu dài và sự phát triển của nghề gốm. Du khách có cơ hội nghe giới thiệu về lịch sử và tham gia các hoạt động truyền thống của làng gốm. * Chiêm ngưỡng kỹ thuật điêu luyện: Tại làng gốm Thanh Hà, đất sét là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng quá trình tạo hình gốm từ đất sét thô đến sản phẩm hoàn thiện, được thực hiện bởi những nghệ nhân tài hoa một cách đầy nghệ thuật. Các sản phẩm gốm rất đa dạng, từ các chậu hoa, bức tượng, đến vật dùng trong nhà và các món đồ trang trí nghệ thuật. * Tạo ra tác phẩm gốm riêng: Trải nghiệm thú vị nhất là tự tay tạo ra các tác phẩm gốm của riêng mình dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Sau khi hoàn thành, du khách có thể mang về những sản phẩmnày về làm quà cho người thân yêu nữua đấy nhé!
Sau chuyến tham quan, du khách có thể mua các sản phẩm gốm sứ đặc sắc làm quà kỷ niệm hoặc tặng người thân, bạn bè. Sản phẩm gốm ở làng Thanh Hà đa dạng về mẫu mã và chủng loại, bao gồm phù điêu, tượng, chén, bình hoa, chậu cây, tò he và các sản phẩm trang trí, lưu niệm độc đáo và đẹp mắt.
Làng gốm Hội An là một điểm đến nổi tiếng, và xung quanh khu vực này có nhiều quán ăn phục vụ cho du khách. Bạn có thể dừng lại để thưởng thức các món đặc sản Hội An như: cao lầu, bún mắm nêm, cơm gà,… Nếu bạn muốn có nhiều sự lựa chọn hơn, bạn cũng có thể quay lại phố cổ để khám phá các nhà hàng, quán cafe hoặc nhà hàng biển sẽ phục vụ đa dạng hơn.
Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn khi tham quan làng gốm Hội An:
Có dịp ghé thăm làng gốm Thanh Hà, bạn có thể thử trải nghiệm những hoạt động thú vị sau:
Để đến làng gốm Thanh Hà từ phố cổ Hội An, bạn chỉ cần di chuyển khoảng 3km về phía Tây. Từ Chợ Cá, đi theo hướng Vĩnh Diện trên con đường Duy Tân, bạn sẽ nhanh chóng thấy biển chỉ dẫn vào làng nghề Thanh Hà. Đây là một hành trình ngắn và dễ dàng, giúp bạn khám phá ngôi làng gốm truyền thống này một cách thuận tiện hơn.
Một trải nghiệm đặc biệt mà du khách rất yêu thích là tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình. Bạn sẽ được các nghệ nhân của làng gốm hướng dẫn cách tạo hình trên bàn xoay và sau đó sản phẩm sẽ được nung trong lò, tạo nên một trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Khi đặt chân đến làng nghề Thanh Hà Hội An, bạn sẽ được chứng kiến một bức tranh về cuộc sống quê mùa đầy mộc mạc và thanh bình. Tất cả các vật dụng hàng ngày của người dân địa phương ở đây, từ bình hoa, chén, bát, đĩa cho đến nồi và chảo đều được làm từ gốm. Thông thường, quy trình tạo ra các sản phẩm gốm ở làng gốm Hội An như sau:
Nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gốm là đất sét, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Các nghệ nhân sẽ thực hiện công đoạn nhào nặn để tạo ra hòn đất thô không hình thù ban đầu. Đất sét thường có màu nâu, vàng và đỏ thẫm, tạo nên nét đặc trưng của làng gốm Thanh Hà, mang trong mình hồn dân tộc.
Sau khi sơ chế khối đất thô đạt độ kết dính, nghệ nhân sẽ sử dụng tay của mình để tạo hình sản phẩm trên chiếc bàn xoay độc đáo theo mong muốn của mình. Đây là công đoạn thể hiện sự khéo léo và hoa tay của người thợ gốm. Sau đó, sản phẩm sẽ được mang ra ngoài phơi nắng hoặc hơ trên bếp củi để khô.
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được mang vào lò nung theo một nhiệt độ nhất định. Tất cả các công đoạn trên đều được thực hiện thủ công, đòi hỏi sự cầu kỳ và kỹ thuật cao. Nghệ nhân không chỉ thể hiện sự khéo léo và sáng tạo, mà còn phải có tâm huyết và lòng yêu nghề. Mỗi đường nét trang trí trên sản phẩm gốm đều được làm tỉ mỉ, thể hiện sự thổi hồn dân tộc vào từng hòn đất.
Tóm lại, để tạo ra một sản phẩm chất lượng từ làng nghề Thanh Hà Hội An đòi hỏi sự kỹ thuật, tâm huyết và kỳ công. Từ việc chọn lựa đất sét phù hợp đến việc tạo hình, trang trí, và nung sản phẩm, mỗi bước đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ.
Hiện tại, giá vé tham quan làng nghề Thanh Hà như sau:
Mỗi vé có hiệu lực trong vòng 24 giờ và bao gồm các hoạt động sau:
Thời gian tham quan linh hoạt, tùy vào sở thích và khả năng của mỗi du khách. Tuy nhiên với không gian rộng lớn, nơi đây sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để khám phá và trải nghiệm sự độc đáo ở làng gốm Hội An đấy.
Khi đến thăm làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ được chứng kiến kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện. Các nghệ nhân tài ba sẽ thực hiện việc này trên bàn xoay, tạo ra những sản phẩm gốm mỹ nghệ với sự chi tiết và sắc nét đặc trưng.
Để di chuyển đến làng gốm Thanh Hà từ trung tâm thành phố Hội An, bạn có thể chọn một trong các phương tiện sau:
Xe đạp: Đây là cách phổ biến nhất, thích hợp cho những ai muốn tận hưởng không khí yên bình và cảnh quan ven sông. Từ trung tâm Hội An, bạn đi theo đường Hùng Vương về phía tây khoảng 3km, rẽ phải vào đường Duy Tân, sau đó tiếp tục đi thẳng sẽ đến làng gốm. Giá thuê xe máy dao động khoảng 50.000đ/chiếc/ngày
Làng gốm Hội An có vị trí nằm bên bờ sông Thu Bồn yên bình (Ảnh: Sưu tầm)
Xe máy: Nếu bạn muốn di chuyển nhanh hơn, xe máy là lựa chọn tốt. Bạn có thể thuê xe tại các dịch vụ trong thành phố. Đi theo cung đường như đi xe đạp, chỉ mất khoảng 10-15 phút. Giá thuê xe máy khoảng 100.000đ - 120.000đ/chiếc/ngày
Taxi hoặc xe ôm: Nếu không tiện lái xe, bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm. Thời gian di chuyển tương tự như xe máy, và giá cước cũng khá hợp lý do khoảng cách ngắn.
Giá vé tham quan Làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Sưu tầm)
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên hoàn hảo và trọn vẹn hơn khi khám phá làng gốm Thanh Hà:
Lời kết: Với không gian cổ kính, thanh bình và sự mộc mạc, làng gốm Thanh Hà chắc chắn sẽ ghi lại trong trí nhớ của bạn những trải nghiệm khó quên. Hy vọng những thông tin và kinh nghiệm mà Gốm Sứ Hoàng Gia đã chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho chuyến tham quan đầy thú vị. Hãy để làng gốm Thanh Hà Hội An mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa nhé!
Các lò gạch nằm ven sông thuận tiện cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa đi các nơi. Thời kỳ hưng thịnh vào những năm 1980, nơi đây tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Các sản phẩm gạch, gốm ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước còn xuất khẩu đi nước ngoài.
Mỗi nhà thường có 2-5 lò gạch. Sau năm 2000, nghề nung gạch ở Mang Thít dần đi xuống do chi phí sản xuất cao, thói quen người dùng thay đổi. Nhiều nhà phá bỏ lò gạch để làm việc khác. Một số lò được giữ lại nhưng không hoạt động, theo thời gian cây cỏ bám đầy, phủ kín rêu phong.