Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng người học đại học, cao đẳng thì được tạm hoãn đến hết 27 tuổi nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng người học đại học, cao đẳng thì được tạm hoãn đến hết 27 tuổi nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Theo đó, nghĩa vụ nói chung và nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân:
- Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi tại thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
- Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị: Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội.
Như vậy, có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam. Riêng công dân nữ thì thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện tự nguyện và nếu quân đội có nhu cầu.
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy định về nhập ngũ 2023 sẽ bị phạt hành chính như sau:
Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ (trừ các trường hợp nêu trên)
Như vậy, công dân có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính đến 75 triệu đồng.
Ngoài ra, công dân còn có thể bị xử lý hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 nếu đã bị phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.
Nếu tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của mình; phạm tội trong thời chiến hoặc lôi kéo người khác phạm tội thì có thể bị phạt tù 01 - 05 năm.
Trên đây là giải đáp vấn đề nghĩa vụ quân sự có bắt buộc không? Nếu độc giả còn thắc mắc về các vấn đề bài viết chưa đề cập đến, có thể liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.
Trong thông báo phát đi hôm 17-10, Công ty quản lý Big Hit Music của BTS xác nhận, “anh cả” Jin sẽ thực hiện NVQS trước khi bước sang tuổi 30 vào đầu tháng 12 tới. Các thành viên khác, có năm sinh từ 1993 đến 1997, cũng sẽ đi NVQS theo kế hoạch. Họ dự kiến sẽ tái hợp vào năm 2025. Với thông tin chính thức này, Jin sẽ là thành viên đầu tiên của BTS lên đường nhập ngũ để tuân thủ đúng quy định của Cục Quản lý nhân lực quân đội Hàn Quốc. “NVQS là nghĩa vụ tự nhiên... Tôi sẵn sàng khi nhận được lệnh từ đất nước mình”, ca sĩ Jin nói.
Theo trang mạng k-world.fr, NVQS đã ăn sâu vào văn hóa Hàn Quốc. Đây là một trong 4 nghĩa vụ hiến định cùng với công việc, giáo dục và thuế. Theo đó, mọi nam giới khỏe mạnh mang quốc tịch Hàn Quốc trong độ tuổi từ 18 đến 28 phải có nghĩa vụ tham gia quân đội, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Thời gian phục vụ quân ngũ phụ thuộc vào từng lực lượng, ví dụ: Bộ binh (21 tháng), hải quân (21 tháng), thủy quân lục chiến (23 tháng), không quân (24 tháng), trong lực lượng cứu hỏa, cảnh sát (từ 24 đến 36 tháng). Các tân binh phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, không được sử dụng điện thoại... Việc trốn nghĩa vụ có thể bị phạt tù và bị xã hội lên án.
Vấn đề nhập ngũ của các thành viên BTS gây tranh cãi lâu nay ở xứ sở kim chi bởi sức ảnh hưởng và sự đóng góp rất lớn của nhóm nhạc này cho đất nước. Trong 9 năm hoạt động, BTS đã thành “cỗ máy kiếm tiền” cho ngành công nghiệp giải trí xứ Hàn. Theo Viện Nghiên cứu Hyundai, nhóm nhạc nam đã mang lại hơn 3,6 tỷ USD lợi nhuận kinh tế hằng năm cho đất nước, tương đương giá trị kinh tế mà 26 công ty quy mô trung bình của Hàn Quốc làm ra. Ngoài ra, BTS còn là “nam châm” thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc và góp phần vào tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ Hàn Quốc trên trường quốc tế. BTS còn góp phần nâng cao hình ảnh của Seoul khi được mời phát biểu tại Liên hợp quốc năm 2018, và đến Mỹ phát biểu cùng Tổng thống Joe Biden năm 2022 về vấn đề đa dạng sắc tộc, sự thù ghét người gốc Á... Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In từng nhiều lần viết thư khen ngợi BTS vì những thành tích đạt được cũng như việc góp công quảng bá văn hóa âm nhạc Hàn Quốc ra nước ngoài. “Không ai có sức mạnh văn hóa toàn cầu hoặc “quyền lực mềm” lớn hơn BTS. Họ có sức ảnh hưởng đến văn hóa nhiều hơn bất cứ chính trị gia hay người nổi tiếng nào”, Linda Hasunuma, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Temple (Mỹ), bình luận với hãng tin AFP.
Việc một thành viên của BTS thực hiện NVQS không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của nhóm mà còn ảnh hưởng tới sức lan tỏa văn hóa Hàn Quốc bên ngoài lãnh thổ. Do đó, một số nghị sĩ đã vận động cho BTS được miễn trừ thực hiện NVQS. “Không phải ai cũng cần phải cầm súng để phục vụ đất nước”, nghị sĩ Đảng Dân chủ Noh Woong-rae cho biết vào tháng 10-2020. Một cuộc thăm dò của Gallup được trích dẫn bởi tờ The Korea Herald cùng thời gian trên cũng cho thấy, 59% số người được hỏi cho rằng các thành viên BTS nên được miễn NVQS và bất kỳ ca sĩ K-pop nào đưa ra hình ảnh tốt đẹp về đất nước châu Á trên thế giới cũng có thể hưởng lợi từ sự sắp xếp này. Cuối năm 2020, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua luật cho phép vận động viên đoạt các giải thưởng toàn cầu và các nghệ sĩ có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia được hưởng đặc quyền hoãn nhập ngũ tới năm 30 tuổi. Nhờ đó, có tới hàng chục vận động viên, nghệ sĩ, trong đó có “anh cả” Jin, được miễn trừ nhập ngũ dù đã qua tuổi 28.
Tuy nhiên, sự ưu ái cho BTS có thể khiến quân đội Hàn Quốc bị chỉ trích. Tờ Korea JoongAng Daily dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong Sup giải thích rất “khó” để cho BTS hoàn thành nghĩa vụ theo cách khác, vì sự “công bằng trong việc hoàn thành NVQS bắt buộc”. Đầu tháng này, ông Lee Ki Sik, Ủy viên Cục Quản lý nhân lực quân đội Hàn Quốc, cũng cho rằng việc nhóm nhạc thực hiện NVQS là nhằm bảo đảm công bằng. Ông cho biết việc sửa luật để thêm các nghệ sĩ văn hóa đại chúng vào chính sách miễn trừ “có thể gây cảm giác phân biệt đối xử, bất công và chán nản trong thế hệ nam thanh niên đang thực hiện NVQS”. Điều này đồng nghĩa với việc các thần tượng, kể cả những người góp phần tạo nên sức mạnh mềm của Hàn Quốc, cũng buộc phải gián đoạn sự nghiệp của họ trong hai năm để thực hiện NVQS.