(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Từ năm 1925 đến năm 1929, các phong trào đấu tranh của nông dân phát triển rộng khắp với số người tham gia ngày càng đông tại các tỉnh, thành phố. Trong đấu tranh, giai cấp nông dân được tôi luyện và dần trưởng thành.
Nhiều tổ chức của nông dân đã hình thành, như hội lợp nhà, hội hiếu hỷ, hội tương tế được nông dân hoặc các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân; nhiều vùng nông thôn đã trở thành “làng Đỏ”.
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua Luận cương chính trị trong đó xác định nhiều vấn đề quan trọng đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.
Hội nghị đã ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ: “Phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương tổng Nông hội. Phải tổ chức đội tự vệ của nông dân”.
Hội nghị đã ra Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích: nhằm thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân để thực hiện cách mạng thổ địa.
Đội tự vệ đỏ ở Hòa Quân - Đông Sớ - Nghệ An (1930-1931).
Giai đoạn cách mạng 1931-1935, tổ chức Hội nông dân có tên gọi chung là Nông hội đỏ. Về nhiệm vụ, ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ; chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của Nông hội đỏ là: củng cố khối bần, cố nông, đoàn kết với trung nông, động viên được tầng lớp phú nông và trung nông hăng hái tham gia mọi công tác cách mạng; rèn luyện vai trò vô sản lãnh đạo nông thôn; đẩy mạnh tổ chức Nông hội làng; đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh.
Giai đoạn cách mạng 1936-1939, tổ chức Hội và nông dân đã tích cực tham gia phòng trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
Về tên gọi, tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định đổi tên Nông hội đỏ thành Nông hội.
Về nhiệm vụ, Nông hội có nhiệm vụ thu hút đông đảo nông dân đoàn kết đấu tranh đòi cứu tế nạn đói, giảm tô, giảm tức, cải cách hương thôn, đòi chia lại ruộng đất công, chống sưu cao thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất…
Bên cạnh đó, Nông hội các cấp còn có nhiệm vụ quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, vận động, giáo dục và tổ chức nông dân tại các vùng, miền trong cả nước hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Giai đoạn cách mạng 1939-1945, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã thông qua Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Trong đó nêu rõ: chính sách hiện tại của Đảng là chính sách cứu quốc, cho nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về cứu quốc là cốt yếu. Vì vậy: “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội”.
Tại Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 thông qua đã nêu rõ: tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chủ yếu là: Liên hiệp tất cả hết thảy các hạng nông dân yêu nước để bênh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam.
Nông dân xã An Hòa, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang chở lúa dư đến bán cho Nhà nước (tháng 8/1978) - Ảnh: TTXVN
Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.
Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.
Xã viên HTX Cao Phong, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú cấy lúa vụ chiêm xuân 1984 - 1985 - Ảnh: TTXVN
Về nhiệm vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam…
Ngày hội giao lương của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (tháng 6/1978) - Ảnh: TTXVN
Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước.
Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ III
Đại hội được tổ chức từ ngày 17 - 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội.
Dự đại hội có 700 đại biểu đại diện cho 7.215.544 cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Nguyễn Đức Triều, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 1998 - 2003
Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Lê Văn Nhẫn, Lê Văn Sang (Hùng Kháng).
Đại hội đã khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 3 (khóa III), họp từ ngày 28 - 29/1/2002 tại Hà Nội đã bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Hữu Mai, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 11 (khóa III), từ ngày 17 - 18/6/2003 tại Hà Nội đã bầu bổ sung các đồng chí: Phạm Quang Tôn, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Lê Hoàng Minh, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Bạc Liêu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII
Đại hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.
Dự đại hội có 999 đại biểu đại diện cho trên 10,2 triệu cán bộ, hội viên nông dân. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp hành.
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023
Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI tái đắc cử giữ chức Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII (nhiệm kỳ 2018- 2023).
Các ông Lương Quốc Đoàn, Phạm Tiến Nam, Đinh Khắc Đính tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII; bà Bùi Thị Thơm và ông Nguyễn Xuân Định được bầu bổ sung giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa VII.
Đại hội với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển” đã xác định phương hướng của nhiệm kỳ là: “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.
Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề hỗ trợ nông dân và Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác tốt. Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, phấn đấu hình thành thế hệ người nông dân mới có năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp và từng bước trí thức hóa nông dân.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn
Tại Hội nghị Trung ương Hội lần thứ 7 (khóa VII), ngày 29/5/2021 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Chủ tịch Thào Xuân Sùng nghỉ hưu theo chế độ.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Kỳ họp thứ 9 (khóa VII), ngày 22/6/2022, đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ và giữ chức Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông Việt Nam khoá VII, nhiệm kì 2018-2023.