Khám phá Châu Âu với Meey Map và trải nghiệm những điều thú vị mà lục địa này mang lại! Bản đồ Châu Âu không chỉ giúp bạn dễ dàng xác định vị trí các quốc gia và thành phố, mà còn mở ra cánh cửa dẫn lối đến một thế giới đầy sắc màu văn hóa và cảnh quan độc đáo. Từ những thành phố hiện đại đến các di sản lịch sử, Meey Map sẽ là người bạn đồng hành hoàn hảo trong hành trình khám phá Châu Âu của bạn.
Khám phá Châu Âu với Meey Map và trải nghiệm những điều thú vị mà lục địa này mang lại! Bản đồ Châu Âu không chỉ giúp bạn dễ dàng xác định vị trí các quốc gia và thành phố, mà còn mở ra cánh cửa dẫn lối đến một thế giới đầy sắc màu văn hóa và cảnh quan độc đáo. Từ những thành phố hiện đại đến các di sản lịch sử, Meey Map sẽ là người bạn đồng hành hoàn hảo trong hành trình khám phá Châu Âu của bạn.
Đầu tiên, chúng tôi muốn giới thiệu đến người đọc tấm bản đồ địa lí tự nhiên châu Âu. Tấm bản đồ này cho người nhìn thấy chuyên sâu về vị trí, các mặt tiếp giáp và địa hình ở châu Âu. Bản đồ này là tổng hợp chung của các quốc gia thuộc châu âu, nên phần thể hiện sẽ không được chi tiết bằng bản đồ riêng từng quốc gia. Để xem bản đồ các quốc gia bạn có thể xem tại đây
Từ bản đồ địa lí tự nhiên châu Âu, người xem có thể thấy được rằng châu Âu thực chất là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á – Âu với diện tích trên 10 triệu km2. Đường ranh giới vùng lãnh thổ châu Âu với những vùng lãnh thổ châu Á được vẽ trên bản đồ châu Âu bắt đầu từ dãy Ural ở Nga (phía Đông), kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Caucasus, rồi kéo đến biển Đen và kết thúc ở eo biển Dardanelles. Ngoài ra, bản đồ châu Âu cũng cho người xem thấy những mặt tiếp giáp khác của châu Âu ở các phía còn lại là Tây, Nam và Bắc lần lượt là các đại dương gồm Đại Tây Dương, biển Địa Trung Hải và Bắc Băng Dương.
Châu Âu có ba dạng địa hình chính được biểu thị trên bản đồ châu Âu bằng ba sắc màu khác nhau gồm đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm hai phần ba diện tích châu lục. Núi già nằm ở phía Bắc và trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. Ngược lại, núi trẻ ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.
Trên bản đồ châu Âu ta thấy ba mặt của châu Âu đều có biển và đại dương bao bọc, do đó ảnh hưởng của đại dương qua tác động của gió Tây ôn đới rất sâu sắc: gió từ đại dương có thể ảnh hưởng thường xuyên tới trung tâm châu Âu và nhiều khi có thể lan tới miền đông của châu lục. Xét về tổng thể, dựa trên bản đồ tự nhiên châu Âu, đây là châu lục duy nhất trên thế giới nằm gần hoàn toàn trong miền ôn đới. Do đó, hầu hết các vùng của châu Âu có khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt, chỉ có miền bờ biển và các đảo phía cực bắc có khí hậu hàn đới (chiếm khoảng 6% diện tích châu lục).
Do khí hậu châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió từ Đại Tây Dương thổi vào nên lượng mưa ở nơi đây thường lớn (từ 500 – 1500mm/năm). Trong đó hơn một nửa diện tích có lượng mưa trên dưới 1000mm/năm. Biểu đồ lượng mưa của từng vùng được vẽ ở phần chú thích của bản đồ tự nhiên châu Âu.
Ngoài ra, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về kinh tế và xã hội ở châu Âu thông qua bản đồ các quốc gia châu Âu.
Kinh tế châu Âu phát triển ở cả hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Đặc biệt, một số khu vực hoạt động dịch vụ năng động, đa dạng, góp phần vào tỉ trọng GDP toàn khu vực. Một số loại Bản đồ kinh tế châu Âu cho thấy những cây trồng chính ở nơi đây gồm nho, cam, chanh, ô-liu, rau và một số cây ăn quả được trồng tập trung ở ven biển Địa Trung Hải. Chăn nuôi bò, cừu là chính ở đồng bằng phía Bắc của Tây và Trung âu. Nông nghiệp ở châu Âu khá phát triển do người dân nơi đây áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao và năng suất tăng.
Ngành công nghiệp nơi đây cũng phát triển từ khá sớm và nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao trên thị trường. Một số ngành nổi bật gồm luyện kim, đóng tàu, cơ khí, điện tử,…
Với tấm bản đồ kinh tế châu Âu, người xem có thể tham khảo đặc điểm kinh tế từng quốc gia thuộc châu Âu để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cho mình
Tính đến năm 2001, dân số châu Âu vào khoảng 727 triệu người. Gia tăng dân số tự nhiên thấp (0.1%), chủ yếu là dân nhập cư. Bản đồ châu Âu trên sẽ cho ta biết dân số của từng quốc gia trong khu vực. Quan sát sự phân bổ dân cư trên bản đồ châu Âu có thể thấy dân cư tập trung đông ở đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển. Ba phần tư dân cư châu Âu sống ở đô thị và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, vì vậy mức sống nơi đây khá cao.
Cũng như các loại bản đồ hành chính của các quốc gia, bản đồ hành chính Châu Âu là sự tổng hợp các đơn vị hành chính của các nước thuộc Châu Âu trên cùng một bản đồ. Những thành phố, thủ đô, tỉnh thành của các nước sẽ được thể hiện đầy đủ cùng với đó là những ký hiệu thể hiện trên bản đồ, cũng như đường ranh giới giữa các nước được thể hiện rõ nét giúp người xem dễ dàng và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hệ thống đường xá như tàu điện, đường cao tốc nối liền giữa các thành phố cũng như các nước cũng được thể hiện trên bản đồ hành chính Châu Âu này.
Vì là bản đồ Châu Âu, nên trên bản đồ bao gồm tất cả các nước. Do đó, mỗi quốc gia được phân biệt bằng một màu sắc khác nhau giúp cho người xem có thể thấy được hình dạng và diện tích tổng thể của các quốc gia trên bản đồ.
Trước đây, nếu để mua bản đồ Châu Âu chúng ta thường phải order online từ nước ngoài, khiến thời gian nhận hàng lâu cũng như dễ hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Nhưng ngày nay, sản phẩm bản đồ Châu Âu được bán khá phổ biến tại Việt Nam. Các cửa hàng bán bản đồ Châu Âu ở khác thành phố lớn cũng như các website bán online. Do đó, bạn sẽ dễ dàng mua được sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi.
Ở cửa hàng bán bản đồ Map Design của chúng tôi, khách hàng chỉ cần 3 bước đơn giản, để có thể mua bản đồ Châu Âu cũng như các loại bản đồ khác một cách nhanh chóng như sau:
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể ghé đến cửa hàng bán bản đồ Map Design của chúng tôi qua địa chỉ: 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM. Để xem trực tiếp được các loại sản phẩm cũng như quy cách, chất lượng bản đồ.
Bản đồ châu Âu thể hiện rõ đặc điểm chi tiết về địa lí, kinh tế, xã hội ở châu Âu với những kí hiệu và chú thích rõ ràng để người xem có thể theo dõi. Từ đó, đúc kết cho mình những kiến thức về những lĩnh vực trên để đơn giản là thoả mãn những thắc mắc hay phục vụ nhu cầu đầu tư kinh doanh, du lịch.
Trên đây bản đồ Map Design đã đề cập đến các thông tin cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội ở châu Âu một cách cụ thể qua các loại bản đồ châu Âu. Hy vọng các bạn đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức địa lí để có thể ứng dụng trong cuộc sống và trong công việc.
Ông David (thứ hai từ phải sang), làm pha chế tại khách sạn Le Littré ở Paris, cảm thấy rất vui vì đã lâu lắm rồi mới gặp được một nhóm khách đông đúc (nhóm nhà báo châu Á) - Ảnh: Kosuke Takahashi
Trong bài phát biểu về tình hình lao động của khối EU hồi cuối tháng 1, ủy viên Nội vụ EU, bà Ylva Johansson, cho biết khối này đang thiếu từ chuyên gia công nghệ thông tin, bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ, giáo viên, y tá cho tới đầu bếp, thợ ống nước, tài xế xe tải, thợ hàn, thợ nề, thợ điện, thợ mộc...
Dịch bệnh làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt lao động ở châu Âu, vốn gặp khó khăn về lao động từ nhiều năm qua. Hai cuộc thế chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng, trong khi tỉ lệ sinh luôn thấp hơn các châu lục khác. Ví dụ tại Đan Mạch, vào đầu thế kỷ 20 trung bình một phụ nữ có 4-5 người con, thì đến 2015 chỉ còn 1,67 dù Nhà nước đã nỗ lực khuyến khích chuyện gia tăng dân số.
Tại cuộc họp trên, bà Johansson đã đề nghị các nước tạo điều kiện dễ dàng cho công dân mang quốc tịch nước ngoài sinh sống tại đây tham gia thị trường lao động, đặc biệt là những người có tay nghề cao.
Khối EU có khoảng 450 triệu dân, trong đó người trong độ tuổi 15 - 64 chiếm 67,17%, tỉ lệ người trong tuổi lao động có tham gia lao động được ghi nhận vào cuối năm 2021 là 69,3%. Dù vậy, theo chuyên trang kinh tế da.dk, hiện có hơn 1/5 công ty công nghiệp và dịch vụ trong khối, khoảng 1/2 số công ty xây dựng của Thụy Điển và Ba Lan, 1/3 công ty xây dựng của Đức và Litva phải hạn chế sản xuất vì không đủ công nhân có tay nghề.
Các nước ít dân như Đan Mạch thì bị ảnh hưởng nặng do thiếu nguồn cung lao động từ Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Romania, Lithuania. Hiện trong khối có khoảng 17 triệu công dân sang làm việc tại một nước thành viên khác, cao gấp đôi cách đây một thập niên. Do dân số cả khối không tăng nên khi nơi này đủ thì nơi khác lại thiếu.
Do vậy, nhiều nước đã hướng tới giải pháp nhập khẩu thêm lao động có thời hạn từ ngoài khối EU. Trước dịch COVID-19, có 8,6 triệu người ngoài khối EU làm việc tại đây, chiếm 4,6% lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, những năm gần đây EU còn nhận vào những lao động có trình độ chuyên môn cao, như Đan Mạch tuyển dụng nhiều bác sĩ từ Ấn Độ và Nga. Năm 2018, Đức đã thông qua đạo luật mới nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho những công dân ngoài EU mà có trình độ cao đến nước này làm việc.
Mới đây, ông Robert Habeck, bộ trưởng Bộ Kinh tế và hành động khí hậu Đức, cho biết nước này cần 400.000 lao động có trình độ từ các quốc gia khác để bù vào sự thiếu hụt trong các lĩnh vực quan trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tuy nhiên, giải pháp này đã vấp phải sự phản đối của nhiều hiệp hội lao động vì EU vẫn có khoảng 15 triệu người trong tuổi lao động còn thất nghiệp. Trên thực tế, trong số các lao động thất nghiệp này, có nhiều người không đi làm do kén chọn công việc hoặc do thu nhập từ công việc không cao hơn tiền trợ cấp thất nghiệp.
Nhập khẩu lao động: 3 bên cùng có lợi
Nhiều nước châu Âu đang cố gắng tìm giải pháp. Ví dụ, Đan Mạch áp dụng một số sáng kiến nhằm khuyến khích những người còn nhàn rỗi đi làm việc, chẳng hạn như tăng giới hạn mức lương phải chịu thuế thu nhập cá nhân, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho thanh niên...
Bên cạnh đó, Thủ tướng Đan Mạch Frederiksen hứa sẽ thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp về việc nới lỏng các quy định về lao động nhập cư.
Trên quy mô EU, Ủy ban châu Âu vào tháng 6-2021 đã khởi động sáng kiến "Đối tác nhân tài", trong khuôn khổ hiệp ước mới về di cư và tị nạn, nhằm thu hút lao động từ các nước đang phát triển.
Nghị viện EU cũng đề xuất Ủy ban châu Âu sớm lên kế hoạch tiếp nhận những người có kỹ năng thấp và trung bình để giảm tình trạng lao động bất hợp pháp, đồng thời đảm bảo cho họ những quyền lợi chính đáng về tiền lương, điều kiện và giờ làm việc.
Có nhiều lao động phổ thông nhập cư bị bóc lột, phải làm việc trong những điều kiện không an toàn, thậm chí phạm pháp do thiếu thông tin hoặc bị các mạng lưới lao động "chui" lừa đảo. Thậm chí mới đây một phụ nữ người Nicaragua giúp việc nhà cho nữ Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson bị phát hiện là người lao động bất hợp pháp.
Trong năm nay, khối EU sẽ áp dụng bộ quy định mới về lao động nhập cư để phát triển các kênh nhập khẩu lao động hợp pháp, ngăn chặn chuyện tuyển dụng gian dối, lừa đảo và nạn bóc lột người lao động.
Nhập khẩu lao động có thể được xem như một giải pháp "3 bên cùng có lợi": nước thuê mướn lao động thì không tốn chi phí đào tạo, nước xuất khẩu lao động có nguồn thu và giải quyết được tình trạng thất nghiệp, người lao động thì có thu nhập lẫn kinh nghiệm làm việc trong một môi trường phát triển.
Quan trọng hơn cả, sự phối hợp tốt giữa các bên sẽ giảm thiểu được những rủi ro ngoài ý muốn mà những người lao động có nguy cơ gặp phải nếu sa vào những mạng lưới buôn người.
Làm pha chế ở Paris lương cao dù ít... khách
Trò chuyện với đoàn nhà báo châu Á đang công tác ở Paris vào tối 25-2, ông David - người Hong Kong, làm nghề pha chế cho quán bar trong khách sạn Le Littré ở quận 6 - cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên rất ít khách uống rượu tại quán bar của ông như trước dịch.
Theo quan sát của người viết, "kinh đô ánh sáng" Paris, từng thu hút gần 40 triệu du khách vào năm 2019 (thời điểm trước dịch), rất thưa vắng vào thời điểm này do có ít du khách. Hiện Pháp chưa mở visa du lịch cho du khách quốc tế (những du khách trong khối EU được đi lại tự do nếu có "hộ chiếu vắc xin").
Theo ông David, không chỉ nghề pha chế mà còn nhiều công việc khác ở Paris đang rất thiếu hụt lao động do vắng khách và nhiều lao động nghỉ để tránh dịch.
"Tuy nhiên, các khách sạn ở Paris vẫn rất cần người pha chế, nên đây cũng là lý do để chúng tôi thỏa thuận mức lương cao hơn với chủ sử dụng lao động" - ông David nói.
TTO - Hàng loạt nước phát triển đang nới lỏng chính sách thị thực, tăng đãi ngộ để thu hút lao động có trình độ. Dù là người muốn thẻ xanh hay chỉ là người muốn có công việc để thỏa đam mê xê dịch đều được chào đón.