CTTĐT - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động không chỉ có chỗ dựa vững chắc khi về già nhờ khoản tiền lương mà còn được hưởng cả chế độ tử tuất và tham gia BHXH miễn phí khi hưởng lương hưu.
CTTĐT - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động không chỉ có chỗ dựa vững chắc khi về già nhờ khoản tiền lương mà còn được hưởng cả chế độ tử tuất và tham gia BHXH miễn phí khi hưởng lương hưu.
Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội mức đóng BHXH tự nguyện được tính căn cứ theo thu nhập người lao động tự lựa chọn để đóng BHXH. Cụ thể như sau:
- Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
- Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia. Tùy từng đối tượng cụ thể mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau:
+ Người thuộc hộ nghèo: 30% mức đóng BHXH tự nguyện
+ Người thuộc hộ cận nghèo: 25% mức đóng BHXH tự nguyện
+ Các đối tượng khác: 10% mức đóng BHXH tự nguyện
Ngoài ra ở mỗi tỉnh căn cứ theo ngân sách của địa phương người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ thêm từ quỹ BHXH.
Pháp luật quy định mức thu nhập tháng tối thiểu và tối đa người lao động lựa chọn đóng BHXH tự nguyện buộc người tham gia phải tuân theo. Căn cứ vào quy định này, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 cụ thể như sau:
Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn từ ngày 1/1/2022 là 1,5 triệu đồng/tháng.
Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng.
Từ 1/7/2023 dự kiến mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng), theo đó mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở và được chia làm 2 mốc thời gian như sau:
Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa đến 30/6/2023 là:
22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng.
Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ 1/7/2023 là:
22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 có hai điểm đáng chú ý so với năm 2022. Đó là: tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối đa cho người tham gia BHXH tự nguyện do tăng lương cơ sở; năm 2023 người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHTN với mức đóng 1% và không còn được hỗ trợ mức đóng 0% do dịch bệnh Covid-19 giống như năm 2022.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện người lao động không chỉ có chỗ dựa vững chắc khi về già nhờ khoản tiền lương mà còn được hưởng cả chế độ tử tuất và tham gia BHXH miễn phí khi hưởng lương hưu.Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Căn cứ theo quy định Khoản 2, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội mức đóng BHXH tự nguyện được tính căn cứ theo thu nhập người lao động tự lựa chọn để đóng BHXH. Cụ thể như sau: - Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn - Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia. Tùy từng đối tượng cụ thể mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau: + Người thuộc hộ nghèo: 30% mức đóng BHXH tự nguyện + Người thuộc hộ cận nghèo: 25% mức đóng BHXH tự nguyện + Các đối tượng khác: 10% mức đóng BHXH tự nguyện Ngoài ra ở mỗi tỉnh căn cứ theo ngân sách của địa phương người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hỗ trợ thêm từ quỹ BHXH. Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 Pháp luật quy định mức thu nhập tháng tối thiểu và tối đa người lao động lựa chọn đóng BHXH tự nguyện buộc người tham gia phải tuân theo. Căn cứ vào quy định này, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu và tối đa năm 2023 cụ thể như sau: Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 Căn cứ theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn từ ngày 1/1/2022 là 1,5 triệu đồng/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2023 bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng: 22% x 1.500.000 = 330.000 đồng/người/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 Từ 1/7/2023 dự kiến mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (trước đó là 1,49 triệu đồng/tháng), theo đó mức đóng BHXH tự nguyện tối đa năm 2023 bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở và được chia làm 2 mốc thời gian như sau: Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa đến 30/6/2023 là: 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/người/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ 1/7/2023 là: 22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/người/tháng. Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 có hai điểm đáng chú ý so với năm 2022. Đó là: tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối đa cho người tham gia BHXH tự nguyện do tăng lương cơ sở; năm 2023 người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHTN với mức đóng 1% và không còn được hỗ trợ mức đóng 0% do dịch bệnh Covid-19 giống như năm 2022.
(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.