Vingroup Bị Lỗ

Vingroup Bị Lỗ

Trong năm hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách, cùng việc chi hàng nghìn tỷ để tài trợ hoạt động phòng, chống dịch, Vingroup đã lần đầu báo lỗ.

Trong năm hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách, cùng việc chi hàng nghìn tỷ để tài trợ hoạt động phòng, chống dịch, Vingroup đã lần đầu báo lỗ.

Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) đã thâu tóm 51% cổ phần của công ty Mundo Reader có trụ sở tại Tây Ban Nha với giá trị tạm tính 954 tỉ đồng. Trong khi đó, Mundo Reader đang lao đao vì thua lỗ, nợ nần rất lớn.

Mới đây, Vingroup đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét giữa niên độ 2019, trong đó hé lộ hàng loạt các giao dịch mua bán doanh nghiệp với giá trị hàng nghìn tỉ đồng. Hệ sinh thái doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup liên tục mở rộng nhiều năm và đến cuối tháng 6/2019 đã lên tới con số 87 công ty con (sở hữu trên 51% vốn điều lệ), tăng thêm 20 công ty con.

Ngoài ra, tập đoàn còn đầu tư vào 6 công ty liên doanh, liên kết với tỉ lệ sở hữu từ 30 – 50% vốn cổ phần, với tổng giá trị khoản đầu tư gần 2.700 tỉ đồng…

Đáng chú ý, báo cáo soát xét cho thấy Vingroup đã mua và hợp nhất kết quả kinh doanh của Công ty công nghệ Mundo Reader của Tây Ban Nha.

Theo đó, ngày 28/2/2019 tập đoàn đã mua hơn 604 triệu cổ phiếu Mundo Reader với giá 475 tỉ đồng, tương ứng sở hữu 34,22% vốn. Sau đó, Vingroup tiếp tục góp thêm 479 tỉ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%.

Thuyết minh báo cáo cho thấy, tại thời điểm mua, doanh thu của Mundo Reader là 698 tỉ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế bị lỗ 55 tỉ đồng (tính từ ngày 1/1 đến 28/2/2019). Từ ngày mua đến 30/6/2019, Mundo Reader tiếp tục lỗ trước thuế 311 tỉ đồng. Như vậy tổng lỗ luỹ kế trong nửa đầu năm nay của Mundo Reader là 366 tỉ đồng.

Hiện, chưa rõ Vingroup đã thẩm định, xác định giá trị doanh nghiệp của Mundo Reader trong tình cảnh thua lỗ nặng, nợ nần lớn… như thế nào để quyết định giá mua và chi ra nghìn tỉ để sở hữu 51%? Bởi lần góp vốn tăng sở hữu thêm 17% sau đó, Vingroup đã chấp nhận mức giá mua cổ phần cao gấp đôi trước đó bất chấp tình hình kinh doanh của Mundo Reader thua lỗ nghiêm trọng hơn.

Vingroup cho biết, tại kỳ báo cáo quý 2, công ty vẫn đang tiến hành xác định giá trị hợp lý của Mundo Reader bao gồm tài sản, nợ phải trả hoặc nợ tiềm tàng. Giá trị hợp lý tạm tính của Mundo Reader tại thời điểm Vingroup mua công ty này có tổng tài sản 2.167 tỉ đồng, chủ yếu là hàng tồn kho chiếm 1/3, phải thu khách hàng ngắn hạn chiếm 1/5, tiền và tương đương tiền 159 tỉ đồng… Nợ phải trả của Mundo Reader có hơn 1.331 tỉ đồng, trong đó chiếm gần một nửa là vay ngắn hạn. Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào việc chi mua Mundo Reader của Vingroup là gần 795 tỉ đồng.

Với việc mua lại một công ty thua lỗ của Tây Ban Nha, Vingroup sẽ phải thực hiện cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp, xử lý tài chính mà ngay lập tức “bơm” thêm vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh… Được biết, Mundo Reader sản xuất thương hiệu điện thoại thông minh BQ. Công ty này đã giúp Vingroup đảm nhận các khâu quan trọng từ nghiên cứu, thiết kế sản phẩm điện thoại thông minh VSmart theo các tiêu chuẩn cao của châu Âu từ tháng 7/2018, đồng thời giúp phân phối điện thoại Vsmart vào thị trường Tây Ban Nha nơi mà Mundo Reader chiếm hơn 10% thị phần.

Mua bán hàng loạt doanh nghiệp nội bộ

Trong báo cáo tài chính soát xét, Vingroup cho biết đã bán hai công ty bất động sản là Prime Land và Ngôi Sao Phương Nam, qua đó thu lãi 2.797 tỉ đồng.

Cụ thể, ngày 28/3/2019, Vingroup đã bán 100% cổ phần Công ty Prime Land với giá trị chuyển nhượng 2.610 tỉ đồng, thu về khoản lãi 1.612 tỉ đồng.

Một ngày sau đó, tập đoàn bán 100% cổ phần Công ty Ngôi Sao Phương Nam với giá 1.920 tỉ đồng và ghi nhận khoản lãi 1.124 tỉ đồng. Đối tác mua hai công ty này là doanh nghiệp, các cá nhân không được tiết lộ danh tính.

Được biết, Prime Land là chủ đầu tư dự án làng hoa Tiền Phong, huyện Mê Linh, cách trung tâm TP Hà Nội 15 km. Dự án rộng 40 ha và vốn đầu tư khoảng 920 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động M&A doanh nghiệp trong nội bộ của Tập đoàn Vingroup diễn ra rất sôi động trong nửa đầu năm mà không làm thay đổi quyền kiểm soát trong công ty con hiện hữu.

Đơn cử, Vingroup đã chuyển nhượng 81,51% cổ phần Vinpearl cho Vincommerce với tổng giá trị chuyển nhượng 15.396 tỉ đồng, đem về thặng dư vốn cổ phần 2.370 tỉ đồng được ghi nhận vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giữa niên độ.

VinCommerce cũng đã chuyển nhượng 10% cổ phần công ty VinSmart cho các cá nhân với giá trị 500 tỉ đồng, nhờ đó tăng lãi 211 tỉ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ở chiều ngược lại, Vingroup đã mua 94% phần vốn tại VinEco từ Vinpearl với giá 1.880 tỉ đồng. Chênh lệch giữa giá phí giao dịch và giá trị phần tài sản thuần của VinEco là 497 tỉ đồng, làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng.

Trong kỳ công ty Vinhomes và nhóm công ty con đã mua 100% cổ phần tại CTCP Phát triển Thành Phố Xanh với tổng giá phí 17.193 tỉ đồng. Đây là chủ đầu tư dự án Khu dân cư và công viên Phước Thiện (Vinhomes Grand Park) tại quận 9, TP HCM. Nhóm này còn mua 100% vốn CTCP Delta với tổng giá phí 4.000 tỉ đồng. Được biết, Delta đang có quỹ đất trang trại 210 ha tại huyện Hóc Môn, TP HCM…

Về kết quả kinh doanh, sau soát xét, doanh thu thuần của Vingroup trong nửa đầu năm 2019 đạt hơn 61.043 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 3.400 tỉ đồng.

Trong nhiều năm qua, Vingroup liên tục thực hiện các giao dịch mua và bán hàng loạt doanh nghiệp trong nội bộ, với giá trị thương vụ hàng nghìn tỉ đồng nhằm nâng số lượng công ty và nâng tỷ lệ sở hữu ở các công ty tiềm năng. Tuy nhiên, hoạt động M&A nội bộ của Vingroup cũng đặt ra câu hỏi về giải pháp tình thế để "đảo" dòng tiền kinh doanh từ chỗ dư dả sang bù đắp chỗ "căng thẳng" nhằm làm đẹp báo cáo tài chính? Hiện nay quy mô nợ phải trả của Vingroup không ngừng tăng lên rất nhanh, hơn 212.134 tỉ đồng đến cuối quý 2/2019, trở thành gánh nặng tài chính cho tập đoàn này, cũng như tiềm ẩn rủi ro lớn. Song hoạt động chuyển nhượng bất động sản từ hàng loạt dự án lớn, liên tục gối đầu vẫn đảm bảo dòng tiền kinh doanh, trả nợ cũng như cơ cấu giao dịch tài chính linh hoạt.